Bạn muốn học kỹ thuật trồng mướp đắng để cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho gia đình? Bạn muốn trồng được một giàn mướp đắng sai trĩu quả khiến ai cũng phải trầm trồ.
Vậy thì hãy học ngay KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG mà Nhà Vườn Organic chia sẻ ở bài viết này nhé.
Đảm bảo khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ trồng thành công mướp đắng tại nhà. Không những khiến chồng con “mê tít” mà hàng xóm cũng phải nhờ bạn hướng dẫn lại cách trồng mướp đắng đấy.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé !!!
Kỹ thuật trồng mướp đắng
Mướp đắng là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, bạn có thể trồng mướp đắng quanh năm.
Tuy nhiên mùa vụ trồng mướp đắng tốt nhất là vụ xuân (tháng 2 – tháng 4) và vụ hè thu (tháng 6 – tháng 8).
Kỹ thuật trồng mướp đắng, khổ qua bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống
- Mướp đắng có rất nhiều loại: mướp đắng rừng, mướp đắng cao sản,… Bạn chọn mua loại hạt giống tùy thích.
- Có thể tận dụng hạt trong những quả mướp đắng chín già để làm hạt giống.
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng
- Đất trồng có thể sử dụng đất vườn hoặc đất sạch đóng gói sẵn.
- Nên xử lý sạch đất trước khi trồng để tiêu diệt, phòng ngừa các ấu trùng, vi sinh vật, nấm bệnh có hại.
- Trộn đất trồng với giá thể xơ dừa, tro trấu, phân chuồng để tăng độ tơi xốp, bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Bước 3: Gieo hạt giống
- Để hạt giống nhanh nảy mầm thì bạn nên ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 4 tiếng.
- Sau đó ủ hạt vào khăn ẩm trong 24 tiếng cho hạt mướp đắng nứt mầm.
- Gieo hạt trực tiếp vào chậu trồng, sân vườn hoặc sử dụng bầu ươm, khay ươm hạt (Nhà Vườn Organic khuyến khích bạn nên gieo hạt vào bầu ươm, khay ươm hạt để dễ theo dõi chăm sóc)
- Tưới nước giữ ẩm cho đất và chờ cho hạt giống nảy mầm.
Kỹ thuật chăm sóc mướp đắng
Để trồng mướp đắng cho nhiều quả, năng suất cao thì ngoài việc thực hiện đúng các kỹ thuật trồng mướp đắng ở trên, bạn cần phải chú ý chăm sóc cẩn thận.
Kỹ thuật chăm sóc mướp đắng như sau:
Làm giàn leo cho mướp đắng
- Khi cây mướp đắng đạt chiều cao từ 20cm trở lên thì tiến hành làm giàn leo.
- Chỉ cần làm giàn leo đơn giản, chắc chắn cho cây leo lên là được.
Khoanh gốc mướp đắng
Cách khoanh gốc mướp đắng: Khi cây mướp đắng đạt chiều cao hơn 1 mét thì bạn tiến hành cắt bỏ hết lá từ đoạn 80cm trở xuống gốc cây. Sau đó khoanh thành hình tròn xung quanh gốc mướp đắng rồi lấp đất lên trên.
Mục đích của việc khoanh gốc mướp đắng: Giúp bộ rễ ra nhiều giúp hấp thu dinh dưỡng nuôi cây, thân gốc chắc khỏe giúp cây ít sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt.
Thụ phấn cho mướp đắng
- Bạn nên tự thụ phấn cho hoa để cây mướp đắng đậu trái nhiều hơn.
- Cách thụ phấn: Sử dụng nhụy hoa đực cọ nhẹ vào nhụy hoa cái (hoa cái là hoa có quả ở phía sau nó)
Bón phân và tưới nước
- Mướp đắng cần tương đối nhiều nước để cung cấp cho thân, lá, quả,..
- Mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.
- Bón phân hữu cơ 2 tuần / lần cho cây mướp đắng.
- Vào giai đoạn cây ra hoa, kết trái thì nên bổ sung thêm nhiều phân, tưới nhiều nước cho mướp đắng.
Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu bệnh thường gặp nhất khi trồng mướp đắng đó chính là ruồi vàng chích thối quả.
- Khi thụ phấn xong bạn nên bọc quả lại để tránh ruồi vàng chích
- Sử dụng lọ bẫy ruồi vàng treo lên giàn mướp đắng cũng rất hiệu quả trong việc phòng ngừa ruồi vàng.
Thu hoạch mướp đắng
- Mướp đắng sau khoảng 2 tháng trồng là có thể bắt đầu thu hoạch.
- Mướp đắng thu hoạch được rất nhiều lần, khi thu hoạch bạn nên cắt bỏ những lá già để cây tập trung nuôi cây nhé.
- Mướp đắng có giá trị dinh dưỡng rất cao, được coi là bài thuốc rất quý.
Như vậy là Nhà Vườn Organic đã chia sẻ cho bạn KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG khiến hàng xóm phải “trầm trồ” ❤️. Hy vọng bạn sẽ trồng thành công giàn mướp đắng sai trĩu cho gia đình của mình nhé.