Nếu bạn đang dự định trồng mướp đắng (khổ qua) cho gia đình thì hãy học ngay cách trồng mướp đắng ❤️ được chia sẻ ở dưới đây nhé.
Cách trồng mướp đắng tại nhà mà Nhà Vườn Organic chia sẻ ngày hôm nay rất đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc mà vẫn cho quả “sai trĩu”.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Thời vụ trồng mướp đắng?
Mướp đắng trồng vào tháng mấy? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn còn rất băn khoăn gửi về cho Nhà Vườn Organic.
Thực tế mướp đắng có thể trồng được quanh năm.
Tuy nhiên để cho năng suất, hiệu quả tốt nhất thì thời vụ trồng mướp đắng là vào vụ xuân và vụ hè thu.
Cụ thể nên trồng mướp đắng vào tháng 2 – tháng 4 và tháng 6 – tháng 8. Đây là lúc có khí hậu mát mẻ, có nắng mưa giúp cây mướp đắng sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Cách trồng mướp đắng đơn giản, hiệu quả
Nhà Vườn Organic thấy có rất nhiều bài viết hướng dẫn cách trồng mướp đắng rất phức tạp, cầu kỳ: nào là phải lựa chọn đất trồng, phân bón, hạt giống,.. làm cho người đọc cảm thấy khó khăn mà từ bỏ.
Tuy nhiên Kỹ thuật trồng mướp đắng thực tế rất đơn giản, không khó như những gì mà mọi người vẫn nghĩ.
Các bước thực hiện cách trồng mướp đắng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống
Lựa chọn loại hạt giống mướp đắng mà bạn thích: mướp đắng rừng, mướp đắng ta, mướp đắng lai, mướp đắng bạch tuộc,..
Bạn cũng có thể tận dụng hạt mướp đắng ở những quả đã già, chín
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng mướp đắng nên chọn loại tơi xốp, thoát nước tốt, có nhiều dinh dưỡng.
Đất cần được xử lý sạch các ấu trùng, vi sinh vật có hại trước khi trồng.
Bạn có thể mua đất sạch đã xử lý ở ngoài thị trường.
Bước 3: Gieo hạt mướp đắng
Ngâm hạt mướp đắng trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 4 tiếng. Sau đó cho hạt ủ trong khăn ẩm 24 tiếng cho hạt nứt ra.
Nên gieo hạt vào các khay ươm hạt, các bầu ươm để tiện quan sát và chăm sóc.
Hằng ngày tưới nước giữ ẩm cho đất (2 lần/ngày) cho cây con phát triển.
Bước 4: Tách cây con ra trồng
Sau khoảng 1 tuần khi cây mướp đắng con có từ 2 – 3 lá thật thì bạn tiến hành trồng mướp đắng.
Bạn có thể trồng mướp đắng trong chậu, thùng xốp, ngoài sân vườn,..
Nên chọn nơi có nhiều ánh sáng, khô ráo để trồng mướp đắng.
Bước 5: Làm giàn leo cho mướp đắng
Khi cây mướp đắng cao khoảng 20 cm thì sẽ bắt đầu xuất hiện các tua leo để leo.
Bạn hãy tiến hành làm giàn leo cho mướp đắng.
Có rất nhiều cách làm giàn leo khác nhau nên bạn hãy chọn cách làm giàn đơn giản và phù hợp nhất nhé.
Bước 6: Ngắt ngon mướp đắng
Mục đích: để cho cây mướp đắng ra nhiều nhánh phụ, ra nhiều hoa, kết nhiều quả.
Cách ngắt ngọn mướp đắng: Khi mướp đắng đạt chiều cao khoảng 70cm thì tiến hành ngắt ngọn chính.
Bước 7: Thụ phấn cho mướp đắng
Hầu hết các giống mướp đắng đều có khả năng tự thụ phấn tuy nhiên tỉ lệ đậu trái không cao.
Do đó bạn nên tự thụ phấn cho hoa để trái đậu nhiều hơn, chất lượng hơn.
Cách thụ phấn cho hoa: Lấy nhụy hoa đực chạm vào nhụy hoa cái (hoa cái là hoa có trái nhỏ ở bông hoa)
Sau khi thụ phấn thì bạn nên bọc trái lại để tránh ruồi vàng chích thối trái.
Bước 8: Chăm sóc và thu hoạch mướp đắng
Tưới nước: Tưới nước cho mướp đắng 2 lần / ngày vào sáng sớm và chiều tối.
Bón phân: Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, phân trùn quế bón cho cây mướp đắng. Bón phân trung bình 2 tuần / lần. Vào giai đoạn ra hoa kết trái thì nên bón 1 tuần / lần cho mướp đắng phát triển tốt.
Trừ sâu bệnh: Mướp đắng rất ít sâu bệnh phá hoại, do đó bạn hoàn có thể yên tâm về vấn đề này.
Thu hoạch: Mướp đắng trồng sau 2 tháng là bắt đầu có thể thu hoạch, sau khi thu hoạch bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.
Như vậy là Nhà Vườn Organic đã chia sẻ cho bạn Cách trồng mướp đắng tại nhà “cực đơn giản” ❤️. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn trồng mướp đắng thành công, có nguồn thực phẩm sạch cho gia đình mình.