“Bé lười ăn rau củ” là một vấn đề mà chắc hẳn các ba mẹ nào cũng phải phiền não rất nhiều đúng không nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới, trong rau củ chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng, chất xơ quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy nếu việc “bé lười ăn rau củ” diễn ra lâu dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ.
Vậy làm cách nào để bé hết lười ăn rau củ? Cách tập cho bé ăn rau củ như thế nào?
Hãy cùng Nhà Vườn Organic đi tìm câu trả lời ở phía dưới bài viết này nhé!!!
TẠI SAO BÉ LƯỜI ĂN RAU XANH?
Để biết làm cách nào có thể giúp bé hết lười ăn rau củ thì trước tiên các ba mẹ phải hiểu được lý do tại sao các bé lại lười ăn rau xanh?
Lý do mà bé lười ăn rau xanh đó chính là:
1. Bé lười ăn rau do không thích màu sắc của rau xanh
Nguyên nhân đầu tiên khiến bé lười ăn rau đó là do ở mỗi độ tuổi bé sẽ có sở thích những màu sắc khác nhau. Và những màu sắc đó ảnh hưởng lớn đến sở thích ăn của bé.
Ví dụ như trẻ dưới 3 tuổi thưởng thích những màu sắc rực rỡ như vàng, đỏ, xanh dương hơn.
Trong khi đó, rau xanh khi chế biến xong lại có màu xanh sẫm nên bé không thích.
LINK MUA BỘT RAU CỦ CHO BÉ ĂN DẶM CHÍNH HÃNG:
2. FANPAGE FACEBOOK NHAVUONORGANIC
2. Bé lười ăn rau do răng của bé chưa phát triển toàn diện
Nguyên nhân thứ 2 khiến bé lười ăn củ là do ở độ tuổi của bé, răng và chức năng của răng chưa thật sự phát tiển toàn diện, vì vậy khi mẹ cho bé ăn rau củ thường khá cứng, bé lại lười nhai nên bé không thích ăn rau là vì thế.
3. Bé lười ăn rau do vị giác ở bé rất nhạy cảm
Theo PGS.TS Từ Ngữ, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam thì nguyên nhân chính của việc trẻ lười ăn rau là do sự nhạy cảm trong núm vị giác của trẻ.
Núm vị giác là các đơn vị cảm thụ vị giác nằm trên các gai lưỡi, giúp con người nhận biết các vị như: chua, cay, mặn, ngọt, đắng và vị umami (vị của mì chính).
Núm vị giác của trẻ gấp 2-3 lần của người lớn, do đó cùng một miếng rau cải, rau diếp cá nếu chúng ta thấy đắng, thấy tanh thì có nghĩa các bé sẽ thấy đắng, thấy tanh gấp 2-3 lần. Đó chính là lý do tại sao trẻ em lại nhạy cảm với mùi vị hơn người lớn.
4. Bé lười ăn rau do các tác động khác từ môi trường sống
Ngoài ra còn có những tác động từ môi trường bên ngoài tới sở thích ăn uống của bé như: Nếu như mẹ thường xuyên cho bé đi ăn ở ngoài hàng quán, nhà hàng hoặc các thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên. Sẽ hình thành nên thói quen ngại ăn rau xanh ở trẻ, vì vậy mẹ cho bé ăn rau cũng gặp nhiều khó khăn.
CÁCH ĐỂ BÉ THÍCH THÚ KHI ĂN RAU XANH
Thú thực với các ba mẹ bỉm sữa rằng bé nhà mình trước đây cũng rất “lười ăn rau củ”. Vợ chồng mình tìm đủ mọi cách, làm theo mọi người hướng dẫn nhưng hiệu quả thì chưa được như ý muốn.
Cuối cùng khi vô tình xem một video do một chuyên gia nổi tiếng hướng dẫn. Mình đã thử làm theo và có hiệu quả rất tốt. Hiện tại thì mình vẫn áp dụng những biện pháp này để giúp bé nhà mình thích thú khi ăn rau xanh.
Mình xin chia sẻ với các bạn một số cách giúp bé hết lười ăn rau xanh dưới đây:
1. Sử dụng bột rau củ sấy lạnh cho bé
Phải chắc chắn một điều rằng bột rau củ ăn dặm sẽ không tốt bằng rau củ tươi nguyên chất 100%.
Tuy nhiên, khi sử dụng bột rau củ ăn dặm sẽ có nhiều ưu điểm như sau:
- Tiết kiệm thời gian nấu nướng.
- Tập cho bé làm quen với mùi vị của rau củ
- Hỗ trợ cân bằng chế độ dinh dưỡng
- Tiết kiệm chi phí khi không cần bỏ những phần dư của rau củ không dùng
- Tiện lợi khi cho vào thức ăn
- Mang theo khi đi du lịch, công tác,…
- Cung cấp dưỡng chất mọi nơi, mọi thời điểm
- Kết hợp được đa dạng các món ăn cho trẻ như: cháo, súp, sữa chua, nước uống,.. giúp bé không bị ngán.
- Bột rau củ ăn dặm có nhiều loại rau củ khác nhau, giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé và có thể thay đổi món thường xuyên để không bị ngán.
LINK MUA BỘT RAU CỦ CHO BÉ ĂN DẶM CHÍNH HÃNG
2. Tập cho bé ăn rau xanh từ khi bé còn nhỏ
Ở giai đoạn trên 4 tháng tuổi
Mẹ đã có thể cho bé ăn rau bằng cách lấy rau xanh nấu nước và dùng nước đó để pha bột hoặc cháo loãng cho bé ăn.
Đặc biệt, khi cho bé ăn, các mẹ nên theo dõi phân của bé, nếu phân bình thường chứng tỏ bé đã có thể ăn được rau xanh. Hoặc các mẹ có thể mua bột rau về trộn vào bột cho bé ăn, vì bột rau khá mịn, bé sẽ ăn dễ dàng hơn.
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi
Bé đã có thể ăn được các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, súp lơ. Các mẹ khi chọn rau cho bé nên rửa thật sạch, luộc chín và nghiền nhuyễn cho bé ăn dặm thêm. Hoặc khi bé ngồi ăn cùng gia đình, mẹ có thể cho bé tập ăn dần rau bằng cách cho bé nhai rau nguyên cọng, lưu ý là rau đã được luộc chín nhé.
Khi bé đến 3 – 4 tuổi
Độ tuổi này bé đã có thể phân biệt được các loại thức ăn, và nhận thấy rau sẽ không ngon bằng thịt. Các mẹ nên chế biến những món ăn từ rau củ hợp khẩu vị của bé, để khuyến khích bé ăn rau nhiều hơn.
Hoặc đến tuổi bé đi học, có thể nhận thức được, các mẹ có thể hướng dẫn việc ăn ít rau xanh sẽ bị béo phì. Như vậy bé sẽ lại thích ăn rau và ăn rau tích cực hơn.
LINK MUA BỘT RAU CỦ CHO BÉ ĂN DẶM CHÍNH HÃNG
3. Ba mẹ không nên ép bé ăn những loại rau củ mà “bé không thích”
Khi trẻ không chịu ăn rau, ba mẹ thường có xu hướng ép buộc hoặc la hét để bắt con ăn nhưng kết quả lại càng tồi tệ hơn.
Điều này càng thường xuyên lặp lại trẻ sẽ càng ghét ăn rau, không chịu hợp tác trong nhiều trường hợp, không chỉ ở việc ăn uống.
Nếu muốn trẻ hợp tác trong việc ăn uống nhất là rau xanh và hoa quả, hãy để trẻ được lựa chọn để bé cảm thấy thích ăn hơn việc bố mẹ tự chọn rồi ép trẻ ăn.
4. Hãy làm gương cho trẻ
Trẻ nhỏ luôn thích quan sát và bắt chước người lớn, đặc biệt là bố mẹ.
Nếu muốn bé ăn rau nhiều hơn, bố mẹ hãy là những người làm gương cho con, ăn đa dạng các loại rau. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để bé thấy rằng rau là một món ăn rất ngon, bổ dưỡng và nên ăn thật nhiều.
5. Tạo trò chơi với rau củ cho bé
Trẻ em rất thích ba mẹ chơi cùng, vì vậy ba mẹ hãy tạo trò chơi rau củ cho bé. Cách làm này vừa giúp bé làm quen với rau củ vừa tạo cảm giác thích thú.
Ba mẹ bắt đầu trò chơi bằng cách đưa cho trẻ một mẩu thức ăn là rau củ, cho bé nếm thử và đoán tên.
Bạn nên bắt đầu từ những món ăn quen thuộc để tạo hứng khởi cho trẻ, dần dần đưa thêm những món ăn lạ để trẻ làm quen.
Cách làm này rất nhiều phụ huynh đã làm thử và có hiệu quả rất tốt.
6. Cho bé tự tay tạo ra món ăn rau củ
Hầu hết các bé đều thích thú với những gì mà chúng tự mình làm ra.
Chính vì vậy các ba mẹ hay cho bé tham gia vào việc chế biến thức ăn như nhặt rau, rửa rau, nạo củ quả hoặc bày biện hoa quả, xào nấu. Điều đó không chỉ có ích cho việc tạo thói quen làm việc nhà ở trẻ, mà còn giúp tạo hứng thú khi được thưởng thức thành quả của chính mình từ thói quen sống khoẻ mạnh.
7. Chế biến, tạo hình món ăn đa dạng, bắt mắt
Trẻ nhỏ bị thu hút bởi những món ăn có màu sắc rực rỡ, hình dáng ngộ nghĩnh bắt mắt.
Ba mẹ có thể trang trí món rau và hoa quả để nhìn trông thật bắt mắt với trẻ, như tạo hình thú cưng, các nhân vật hoạt hình để kích thích bé ăn nhiều rau hơn.
8. Thêm gia vị, nước chấm, nước sốt
Nếu việc cho thêm nước chấm hay nước sốt vào rau khiến bé chuyển từ chán sang thích rau hãy thường xuyên áp dụng phương pháp này nhé.
Trẻ thường rất thích tự chấm đồ ăn, vì vậy nên cố gắng khuyến khích bé ăn những loại rau củ nhiều màu sắc được nhúng với nước chấm ưa thích. Cần lưu ý tránh cho bé dưới 2 tuổi ăn rau củ sống vì có thể gây ra tình trạng sặc, hóc.
9. Thêm trái cây, rau củ vào món ăn yêu thích của trẻ
Bạn hãy bí mật cho thêm trái cây, rau củ vào món ăn con yêu thích để chúng làm quen dần với việc ăn rau. Phương pháp này có thể đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ.
Bạn có thể nói trước cho trẻ để chúng không ngạc nhiên nếu món ăn yêu thích có vị khác bình thường. Bạn cũng có thể để con tự lựa chọn kết hợp món mới.
10. Tìm một người bạn cùng ăn với bé
Đôi khi dù ba mẹ cố gắng giải thích, khuyên bảo đến mức nào, trẻ cũng không chịu ăn rau. Trường hợp này, cha mẹ nên thử cho con ăn uống cùng một người bạn thân thiết.
Ba mẹ hãy chuẩn bị những món ăn giống nhau cho con và bạn bè chúng. Khi nhìn thấy bạn ăn ngon lành những món trẻ không thích, chúng có thể học theo. Trẻ sẽ nghĩ rằng nếu bạn bè mình ăn được thì món này có vẻ không tệ như mình tưởng.
LƯỢNG RAU CẦN BỔ SUNG CHO BÉ HÀNG NGÀY
Rau xanh là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường việc hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.
Các loại rau lá xanh đậm, xanh lục như súp lơ, rau ngót; của quả có màu vàng cam như cà rốt, bí ngô, cà chua, khoai tây; các loại đậu như đỗ xanh, đỗ đen, đậu Hà Lan là những thực phẩm tốt cho trẻ nhỏ.
LINK MUA BỘT RAU CỦ CHO BÉ ĂN DẶM CHÍNH HÃNG:
2. FANPAGE FACEBOOK NHAVUONORGANIC
Ở mỗi lứa tuổi, trẻ có nhu cầu về lượng rau và củ khác nhau. Với các bé trong độ tuổi ăn dặm, có thể cho rau vào máy xay sinh tố, xay nhừ, hoặc lấy phần lá non thái thật nhỏ và đem nấu bột hoặc cháo cho bé.
Ở tuổi lớn hơn, lượng rau bé nạp vào cơ thể mỗi ngày theo khẩu phần sau:
Bé từ 2 đến 3 tuổi ăn một bát rau/ ngày.
Bé 4 đến 8 tuổi ăn 1,5 bát rau/ ngày.
Bé gái từ 9 đến 13 tuổi ăn khoảng 2 bát rau/ ngày, bé trai ăn 2,5 bát rau/ ngày.
Bé gái từ 14 tuổi đến 18 tuổi ăn khoảng 2,5 bát rau/ ngày, bé trai ăn 3 bát rau/ ngày.
Để tập thói quen cho bé thích ăn rau và ăn nhiều rau không phải là chuyện dễ dàng, chính vì vậy ba mẹ nên kiên trì để tập thói quen cho bé nhé. Hy vọng rằng, những phương pháp dưới đây sẽ giúp ít được các ba mẹ chăm sóc bé dễ dàng hơn. Chúc các ba mẹ thành công!
========================
Nhà Vườn Organic là thương hiệu bột rau củ hữu cơ sấy lạnh đầu tiên tại Việt Nam bán tại amazon. Đạt chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn quốc tế FDA của Mỹ.
Địa chỉ: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Hotline: 0355 894 009
Zalo tư vấn: 0355 894 009
Facebook: Nhà Vườn Organic
Xem thêm sản phẩm tại website: https://nhavuonorganic.com/