Bạn đang có một sân vườn nhỏ ở tầng thượng, bạn muốn tận dụng nó và thử sức với bộ môn nghệ thuật trồng dưa lưới tại nhà. Tuy nhiên bạn chưa biết cách trồng dưa lưới trên sân thượng như thế nào để cho kết quả tốt nhất.
Thực tế cách trồng dưa lưới trên sân thượng cực kỳ đơn giản, nó không đòi hỏi bạn phải giỏi về chuyên môn cũng như kỹ thuật như những gì người ta nói.
Ở bài viết này, Nhà Vườn Organic sẽ hướng dẫn bạn cách trồng dưa lưới trên sân thượng đơn giản nhất. Bạn chỉ cần nắm một số yêu cầu đơn giản là có thể tự trồng ngay cho mình dưa lưới ngay tại nhà.
Dưa lưới có dễ trồng không?
Đối với những người mới chưa bao giờ trồng dưa lưới tại nhà thì chắc chắn ai cũng nghĩ rằng chúng rất khó trồng và đòi hỏi kỹ thuật trồng, cách chăm sóc bài bản,..
Tuy nhiên không giống như mọi người nghĩ, dưa lưới cực kỳ dễ trồng và cách trồng cũng như chăm sóc rất đơn giản.
Bạn không cần phải phức tạp vấn đề giống như những bài viết hướng dẫn cách trồng dưa lưới trên sân thượng khác. Việc này khiến cách trồng dưa lưới trên sân thượng trở nên phức tạp và khiến nhiều người thấy khó mà từ bỏ sớm.
Cách trồng dưa lưới trên sân thượng
Nhà Vườn Organic cũng đã rất nhiều lần từng trồng dưa lưới trên sân thượng. Chính vì vậy mình sẽ chia sẻ những gì quan trọng cần chú ý trong cách trồng dưa lưới cũng như đơn giản hóa mọi vấn đề giúp bạn.
Các bước thực hiện cách trồng dưa lưới trên sân thượng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống bạn chỉ cần mua đúng loại dưa lưới mình thích ăn, nên mua loại hạt giống nhập ngoại, có thể mua ở cửa hàng vật tư nông nghiệp, các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,..
Nên mua ở những địa chỉ bán hạt giống uy tín, chất lượng.
Lưu ý: Không nên sử dụng hạt dưa lưới trong quả mua về nhé, hạt này sẽ không cho năng suất tốt đâu.
CLICK MUA HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI NGOẠI CHẤT LƯỢNG TRÊN SHOPEE
Bước 2: Chuẩn bị chậu, đất trồng
Chậu: Nên chuẩn bị chậu có kích thước lớn một xíu để chứa được lượng đất lớn giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cũng như tạo môi trường rộng cho bộ rễ của dưa lưới.
Đất trồng:
- Đất trồng bạn nên chọn loại tơi xốp để cho thoát nước dễ, chống ngập úng. Nếu bạn mua đất sạch thì nên sử dụng đất Namix để trồng.
- Nếu bạn sử dụng đất vườn thì nên trộn thêm xơ dừa, tro trấu để tăng độ tơi xốp cho đất. Đất vườn cần được xử lý sạch các ấu trùng gây hại bằng cách trộn vôi bột và phơi nắng.
Bạn cho đất trồng vào chậu và nhớ bón lót thêm phân chuồng vào để tăng dinh dưỡng cho đất.
Lưu ý: Nên sử dụng nấm đối kháng Trichoderma trộn vào đất trồng để xử lý cũng như đề phòng nấm bệnh hại cây.
CLICK MUA NẤM TRICHODERMA UY TÍN TRÊN SHOPEE
Bước 3: Chuẩn bị phân bón
Phân bón bạn nên sử dụng phân hữu cơ, phân gà, phân bò, phân trùn quế để bón cho dưa lưới.
Những loại phân này cây rất dễ hấp thụ và cho quả dưa có vị ngọt, thơm hơn rất nhiều so với bón phân hóa học
Bước 4: Gieo hạt vào bầu ươm
Hạt giống dưa lưới trước khi gieo bạn ngâm vào nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong 4 – 6 tiếng. Sau đó cho vào khăn ẩm 1 ngày để hạt nứt mầm.
Tiến hành gieo hạt vào bầu ươm đã chuẩn bị sẵn, gieo sâu khoảng 1cm rồi phủ lớp đất lên. Sau đó tưới nước lên để giữ ẩm.
Bước 5: Chuyển cây giống vào chậu trồng
Sau khoảng 2 tuần, khi cây con đã lớn, cao khoảng 10 cm và có từ 3 – 4 lá thì bạn tiến hành mang cây con ra chậu trồng. Các thao tác phải nhẹ nhàng để tránh gãy cây giống.
Tiếp theo bạn có thể sử dụng vỏ trứng rải xung quanh gốc dưa lưới để cung cấp Canxi và phòng trừ ốc sên cho dưa lưới. Phủ một lớp rơm hoặc giấy báo quanh gốc để chống nóng.
Cách chăm sóc dưa lưới trên sân thượng
Kỹ thuật cách trồng dưa lưới trên sân thượng rất là đơn giản nhưng để cho năng suất cây dưa lưới được cao, quả to, ngọt thì theo từng giai đoạn phát triển của dưa lưới bạn cần chú ý một số điều sau trong quá trình chăm sóc.
Mời bạn xem video hướng dẫn cách trồng dưa lưới tại nhà
Giai đoạn 1: Cây dưa lưới được 20 cm trở lên
Tỉa nhánh: Ở giai đoạn này, cây dưa lưới bắt đầu phân chia nhánh. Bạn cần loại bỏ tất cả nhánh phụ để cây tập trung nuôi nhánh chính phát triển.
Treo dây: Sử dụng dây dù lớn, một đầu treo lên giàn, đầu còn lại buộc dưới cọc gốc dưa lưới để cho ngọn dưa lưới bám vào leo lên.
Bón phân: Để cho đơn giản thì cứ cách 1 tuần bạn hãy bổ sung phân chuồng một lần cho dưa lưới, mỗi chậu chỉ cần 1 nắm phân. Khi bón phân nhớ để xa gốc để tránh cây dưa lưới bị nóng.
Tưới nước: Duy trì ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối
Giai đoạn 2: Cây dưa lưới được 70 cm trở lên
Tỉa nhánh, lá: Tiến hành tỉa những lá già ở dưới gốc. Đếm từ lá thứ 1 đến lá thứ 12, tỉa toàn bộ nhánh phụ ở dưới lá 12 trở xuống.
Quả dưa lưới sẽ ra ở những nhánh phụ của lá 12 trở lên, nếu cho ra quả ở những nhánh quá thấp thì rất dễ bị bị hư thối.
Giai đoạn 3: Các nhánh phụ ra hoa, kết trái
Thụ phấn: Vì trồng trên sân thượng, không có ong bướm thụ phấn cho cây nên bạn phải tự mình thụ phấn cho dưa lưới.
Sau khi thụ phấn cho cây dưa lưới bạn chờ kết quả xem quả nào đậu.
Tỉa nhánh,ngọn cây: Sau khi quả dưa lưới đậu, bạn chọn nhánh nào to, quả đậu chất lượng để lại. Cắt toàn bộ ngọn cây và các nhánh phụ còn lại. Chỉ để duy nhất 1 nhánh và nuôi 1 quả duy nhất.
Móc đỡ quả dưa dưới: Do quả dưa lưới phát triển nhanh và nặng nên bạn cần chuẩn bị móc đỡ để đỡ quả dưa lưới, tránh trường hợp dưa nặng làm gãy cây.
CLICK MUA MÓC TREO DƯA LƯỚI TRÊN SHOPEE
Giai đoạn 4: Phát hiện vết nứt ở quả dưa lưới
Đây là sự phát triển bình thường của dưa lưới nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Sau 1 thời gian là nó sẽ lành lại.
Tưới nước: Không tưới nước lên quả vì nước sẽ theo các vết nứt vào trong quả làm quả dưa lưới bị úng thối. Giai đoạn này nên tưới ít nước lại.
Giai đoạn 5: Thu hoạch quả chín
Sau 3 tháng là dưa lưới đã chín và có thể thu hoạch
Dấu hiệu nhận biết quả chín: Quả to, tròn có trọng lượng từ 1kg trở lên. Có những vết màu trắng dọc theo trên cuống xuống quả.
Trước khi thu hoạch bạn ngưng tưới nước 3 – 4 ngày để quả dưa lưới được ngọt và thơm.
Một số câu hỏi thường gặp
1. Dưa lưới trồng mùa nào? Dưa lưới trồng vào tháng mấy?
Câu tục ngữ “Nắng trồng dưa, mưa tốt lúa” của cha ông ta thời xưa đã nói lên tất cả.
Dưa lưới nên trồng vào mùa nắng để năng suất được tốt nhất, quả to, ngọt. Không nên trồng dưa lưới vào mùa mưa vì quả hay bị thối, ăn nhạt.
Ở miền Nam nên trồng dưa lưới vào tháng 4 – 5 thu hoạch vào tháng 7 – 8.
Ở miền bắc thì nên trồng vào tháng 5 thu hoạch vào tháng 8 – 9
2. Cách trộn giá thể trồng dưa lưới
Dưa lưới là loài cây ưa nắng, dễ bị chết khi đất bị úng nước. Do đó giá thể trồng dưa lưới phải có độ tơi xốp cao, đảm bảo dễ thoát nước.
Nếu chỉ sử dụng mỗi đất thì khả năng thoát nước rất kém. Vì vậy bạn phải trộn thêm các giá thể làm tơi xốp đất như xơ dừa, tro trấu,..
Tỉ lệ trộn tối ưu như sau: Đất 50%; xơ dừa, tro trấu 30%, phân chuồng 20%.
3. Trồng dưa lưới bao lâu thu hoạch
Dưa lưới là cây trồng ngắn ngày. Khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch được.
Trước khi thu hoạch dưa lưới bạn nên ngưng tưới nước 3 – 4 ngày để quả dưa lưới được thơm và ngọt hơn.
4. Dưa lưới ăn như thế nào?
Dưa lưới thuộc họ nhà dưa, có vỏ mỏng, vị ngọt và thơm, rất dễ ăn.
Bạn có thể ăn dưa lưới trực tiếp bằng cách gọt vỏ, cắt miếng và loại bỏ hạt bên trong.
Hoặc có thể dùng để làm nước ép dưa lưới, sinh tố dưa lưới rất ngon, mát lạnh.
5. Có nên trồng dưa lưới bằng hạt trong quả chín mua về không?
Không nên. Vì hạt dưa lưới từ trong những quả chín chưa đạt chất lượng để có thể trồng.
Cây dưa lưới trồng từ những hạt giống này sẽ cho chất lượng kém, trái nhỏ, không ngọt hoặc có thể không đậu quả,…
Trên đây là những chia sẻ về cách trồng dưa lưới trên sân thượng. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn tự tin để trồng và chăm sóc dưa lưới ngay tại sân vườn của mình.
Bạn đã từng trồng dưa lưới trên sân thượng chưa? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm, cảm nhận về cách trồng dưa lưới trên sân thượng phía dưới phần bình luận nhé.