ky-thuat-trong-dua-luoi

Mách bạn kỹ thuật trồng dưa lưới cho quả “sai trĩu”

Trồng dưa lưới là chủ đề chưa bao giờ là hết “hot” với những người đam mê làm vườn tại nhà. Đây là loại dưa quốc dân mà ai ai cũng muốn có chúng trong sân vườn nhà mình. Vậy thì hãy cùng bắt đầu tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà đỉnh nhất 2021 để có những vườn dưa lưới sai trĩu quả nhé.

Nhà Vườn Organic rất thích ăn dưa lưới và đã có kinh nghiệm nhiều năm trồng dưa lưới tại nhà. Do đó hôm nay mình sẽ chia sẻ kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà, cách chăm sóc, thu hoạch,… một cách chi tiết, đầy đủ.

Kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà có khó không?

Thực tế để mà nói thì kỹ thuật trồng dưa lưới không khó như những gì ở các bài viết khác chia sẻ. Tuy nhiên nó cũng phải “dễ như ăn kẹo” mà đòi hỏi bạn biết chú ý, quan sát, học hỏi và thực sự đam mê.

Về kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà, bạn cần chú ý một số bước sau đây.

Bước 1: Chuẩn bị hạt giống

Hạt giống là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng tới chất lượng, năng suất của cây dưa lưới sau này.

Bạn có thể chọn loại hạt giống dưa lưới ruột vàng hoặc ruột xanh tùy theo sở thích của mình.

Nên mua loại hạt giống dưa lưới ngoại nhập để có tỉ lệ nảy mầm cao, chất lượng, năng suất tốt.

Nhà Vườn Organic khuyến khích bạn chọn hạt giống dưa lưới ruột vàng vì có mùi thơm hơn, ngọt hơn. Đặc biệt dưa lưới ruột vàng có sức sống tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao.

CLICK MUA HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI NGOẠI CHẤT LƯỢNG TRÊN SHOPEE

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng

Cách trộn đất trồng dưa lưới như sau:

Đối với đất mua ngoài thị trường: Nên chọn mua đất namix vì có độ tơi xốp cao, dễ thoát nước và có nhiều dinh dưỡng

Đối với đất vườn: 

  • Đất vườn cần được xử lý sạch ấu trùng vi sinh vật có hại bằng cách trộn vôi bột và phơi nắng 2 ngày.
  • Cần phải trộn thêm xơ dừa, tro trấu để tăng độ tơi xốp cho đất.
  • Tiếp đến trộn thêm phân chuồng để bổ sung dinh dưỡng cho dưa lưới giai đoạn đầu.

ky-thuat-trong-dua-luoi

Để ngăn ngừa nấm và các bệnh về tuyến rễ, thân dưa lưới thì bạn nên sử dụng nấm đối kháng Trichoderma trộn vào với đất.

CLICK MUA NẤM TRICHODERMA UY TÍN TRÊN SHOPEE

Bước 3: Chuẩn bị phân bón

Phân bón là thứ không thể thiếu để dưa lưới sinh trưởng và phát triển.

Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, phân dơi, phân ủ rác nhà bếp vì dưa lưới rất dễ hấp thụ và cho quả ngọt, thơm hơn rất nhiều so với bón phân hóa học.

Bước 4: Chuẩn bị giá thể ươm, bầu ươm hạt dưa lưới

Giá thể ươm có thể dùng: Đất, xơ dừa, cát, tro trấu,..

Bầu ươm có thể dùng: Túi nilon, khay nhựa, chậu ươm,..

cach-trong-dua-luoi-tai-nha

Tiến hành trồng dưa lưới tại nhà

Đầu tiên bạn ngâm hạt giống dưa lưới vào nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 3 tiếng, vớt ra và cho vào khăn ẩm ủ 24 tiếng.

cach-trong-dua-luoi-tren-san-thuong

Gieo hạt vào bầu ươm đã chuẩn bị sẵn, gieo sâu khoảng 1cm và phủ lớp đất lên, sau đó tưới nước để giữ ẩm cho hạt.

Sau khoảng 2 tuần thì cây dưa lưới đã nảy mầm và đạt chiều cao khoảng 10cm, có từ 3 – 4 lá. Lúc này chúng ta tiến hành mang cây dưa lưới ra chậu lớn, đất để trồng. Làm dây giàn cho ngọn dưa lưới leo lên

ky-thuat-trong-dua-luoi

Vì đã bón phân lót trước nên chúng ta chưa cần bổ sung thêm phân. Sử dụng vỏ trứng (nếu có) bón vào gốc cây để bổ sung Canxi và ngăn ngừa ốc sên phá hoại. Dùng rơm rạ, giấy báo phủ xung quanh gốc cây để chống nắng, trôi phân, đất. Tưới nước đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối

Sau khoảng 20 ngày thì cây đã đạt chiều cao 70cm, lúc này bạn hãy tỉa bỏ những lá già ở dưới gốc và cắt bỏ những nhánh phụ từ lá thứ 1 đến lá thứ 10. Những nhánh phụ còn lại ở trên để cho việc ra hoa, kết trái. Giai đoạn này bạn bổ sung phân 1 tuần / lần.

ky-thuat-trong-dua-luoi

Giai đoạn ra hoa, bạn phải tự thụ phấn cho dưa lưới, sau đó bọc những quả dưa đã thụ phấn lại để tránh sâu phá hoại. Bổ sung phân bón cho dưa lưới

ky-thuat-trong-dua-luoi

Mời bạn xem video hướng dẫn cách trồng dưa lưới tại nhà

Sau khoảng 2 tuần thụ phấn cho dưa lưới, mỗi cây bạn chọn 1 quả ưng ý nhất để lại. Cắt bỏ những trái và nhánh phụ còn lại, ngắt cả ngọn dưa lưới để cây chỉ tập trung nuôi quả. Bổ sung nhiều phân cho giai đoạn này.

ky-thuat-trong-dua-luoi
Cắt bỏ hoa, trái, nhánh phụ chỉ để lại 1 hoặc 2 trái

Sau 20 ngày thì quả dưa lưới to đều và sẽ bắt đầu hình thành vân lưới. Giai đoạn này giảm phân và lượng nước tưới.

cach-trong-dua-luoi-tren-san-thuong
Dưa bắt đầu hình thành vân lưới

Dưa lưới sau khi trồng 3 tháng là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch cần ngưng tưới nước 3 – 4 ngày cho dưa ngọt và thơm hơn.

ky-thuat-trong-dua-luoi
Dưa lưới có thể thu hoạch

Một số câu hỏi thường gặp

1. Dưa lưới trồng ở đâu?

Dưa lưới là loài chịu nhiệt, ưa nắng nên nó được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam và miền Trung.

Bạn có thể trồng dưa lưới ngay tại nhà trong chậu, thùng xốp, ngoài vườn,..

2. Dưa lưới trồng tháng mấy?

Dưa lưới trồng vào tháng 3 – 4 thu hoạch vào tháng 6 – 7 đối với miền Nam.

Dưa lưới trồng vào tháng 6 – 7 thu hoạch vào tháng 9 – 10 đối với miền Bắc.

3. Dưa lưới có mập không?

Ăn dưa lưới không mập mà nó còn giúp hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe.

Dưa lưới chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt dưa lưới còn là khẩu phần ăn lý tưởng cho những ai ăn kiêng.

Do đó bạn đừng lo sợ việc ăn dưa lưới sẽ bị mập nhé.

4. Ăn dưa lưới có nổi mụn không

Câu trả lời là Không, ăn dưa lưới không nổi mụn.

Dưa lưới có vị ngọt thanh dễ ăn, dưa lưới có tác dụng giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện hoạt động của gan. Giúp không bị nóng trong người, cải thiện tình trạng mụn, rôm trẩy,..

5. Dưa lưới khi nào ăn được

Cách nhận biết dưa lưới khi nào ăn được, dưa lưới chín đó là màu sắc của thân và lá cây bạc màu. Trên cuống có nhiều đường kẻ sọc kéo dài xuống quả.

6. Dưa lưới giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường dưa lưới có giá từ 40.000đ – 50.000đ / 1kg tùy loại.

Bạn có thể mua dưa lưới ở các siêu thị lớn nhỏ hoặc các chợ truyền thống. Nên chọn những quả to, nhiều vân lưới, cuống đã già thì chất lượng sẽ tốt hơn.

7. Cách trộn đất trồng dưa lưới

Dưa lưới là loài cây ưa nắng, rất dễ bị úng thối khi gặp trời mưa. Chính vì vậy đất trồng dưa lưới phải có độ tơi xốp cao, thoát nước tốt.

Cách trộn đất trồng dưa lưới tối ưu nhất: Đất 50%; Xơ dừa, tro trấu 30%; Phân chuồng 20%

Kết luận: Hy vọng những chia sẻ về Kỹ thuật trồng dưa lưới của Nhà Vườn Organic đã giúp bạn tự tin để bắt tay vào trồng cho gia đình một vườn dưa lưới mộng mơ.

Bạn đã trồng dưa lưới bao giờ chưa? Nếu có hãy chia sẻ kỹ thuật trồng dưa lưới của bạn dưới phần bình luận nhé.

Bình luận