Dạo gần đây có rất nhiều tranh cãi về cách trồng rau mồng tơi tại nhà. Nên trồng rau mồng tơi bằng hạt hay bằng gốc cây? Cách trồng rau mồng tơi hiệu quả nhất?…
Nếu bạn cũng đang gặp phải những vấn đề trên thì bài viết này dành cho bạn.
Hôm nay Nhà Vườn Organic sẽ chia sẻ với bạn 2 cách trồng rau mồng tơi tại nhà hiệu quả nhất đó là: Cách trồng rau mồng tơi bằng hạt và cách trồng rau mồng tơi bằng gốc. Từ đó sẽ giúp bạn có sự lựa chọn hợp lý cho riêng mình.
Cách trồng rau mồng tơi bằng hạt
1. Cách trồng rau mồng tơi bằng hạt cần chuẩn bị những gì?
- Hạt giống: Lựa chọn hạt giống chất lượng, mua ở đơn vị cung cấp uy tín.
- Đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp, dễ thoát nước và nhiều chất dinh dưỡng.
- Phân bón: Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, phân trùn quế.
- Khay ươm hạt: Sử dụng khay nhựa hoặc ly nhựa, túi nilon,…
- Chậu trồng: Tùy theo nhu cầu có thể trồng trong chậu hoặc sân vườn.
2. Ươm hạt giống
- Hạt giống trước khi ươm phải ngâm trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 3 tiếng.
- Sau đó cho vào khăn ẩm ủ trong vòng 24 tiếng cho hạt nứt mầm.
- Tiếp đến ươm hạt giống vào các khay ươm hạt đã chuẩn bị sẵn, tưới nước giữ ẩm.
- Sau vài ngày hạt giống sẽ nứt mầm hình thành cây con.
- Cần tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho cây con phát triển.
3. Tiến hành trồng cây con
- Khi cây mồng tơi có từ 2 – 3 lá thật thì tiến hành trồng cây ra chậu, sân vườn,…
- Nên trồng vào lúc sáng sớm và chiều tối khi trời mát mẻ.
- Thao tác lấy cây mồng tơi ra khay ươm phải nhẹ nhàng, lấy cả đất ở trong khay ươm.
- Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên để rễ cây mồng tơi nhanh bén đất.
- Sử dụng vỏ trứng hoặc trấu rải xung quanh gốc cây mồng tơi để ngăn ngừa ốc sên (nếu có)
4. Chăm sóc cây mồng tơi
- Tưới nước thường xuyên 2 lần / ngày vào sáng sớm và chiều tối.
- Không nên tưới quá nhiều nước gây úng nước cho cây
- Bón phân từ 1 – 2 tuần 1 lần để giúp cây mồng tơi sinh trưởng và phát triển tốt.
- Khi cây cao khoảng 20 cm thì bạn nên ngắt ngọn để mồng tơi ra nhiều nhánh phụ, thu hoạch được nhiều và lâu hơn.
Cách trồng rau mồng tơi bằng gốc
1. Cách trồng rau mồng tơi bằng gốc cần chuẩn bị những gì?
- Gốc mồng tơi: Bạn có thể tận dụng những gốc mồng tơi khi mua rau ở ngoài chợ, siêu thị để trồng.
- Đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp, dễ thoát nước và nhiều chất dinh dưỡng.
- Phân bón: Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, phân trùn quế.
- Chậu trồng: Tùy theo nhu cầu có thể trồng trong chậu hoặc sân vườn.
2. Tiến hành trồng mồng tơi bằng gốc
- Ngắt ngọn và lá chỉ để lại phần gốc mồng tơi, cắt gốc khoảng 10cm để trồng.
- Chôn phần gốc xuống đất, tưới nước giữ ẩm cho đất để cây mồng tơi nhanh nứt mầm mới.
- Khi thấy gốc mồng tơi nứt chồi mới thì bổ sung phân bón để cây nhanh phát triển.
- Tiến hành chăm sóc bình thường như cách trồng bằng hạt.
Nên trồng mồng tơi bằng hạt hay bằng gốc?
Theo kinh nghiệm của Nhà Vườn Organic thì bạn nên trồng rau mồng tơi bằng hạt vì các lý do sau đây:
- Cây mồng tơi trồng bằng hạt có sức sống tốt hơn, ít sâu bệnh.
- Cây mồng tơi trồng bằng gốc có tỉ lệ sống không cao, thường hay bị chết.
- Cây mồng tơi trồng bằng hạt có năng suất cao hơn, lá to, nhiều ngọn.
- Thời gian thu hoạch được lâu, có thể thu hoạch quanh năm
Như vậy là Nhà Vườn Organic đã chia sẻ cho bạn 2 cách trồng rau mồng tơi tại nhà hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn được cách trồng rau mồng tơi phù hợp. Chúc bạn thành công.