tai-sao-uong-ca-phe-bi-say-1

Tại sao uống cà phê bị say? Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý

Cà phê là thức uống không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Thế nhưng, một số người vẫn không thể “chinh phục” được loại thức uống này bởi cảm giác say ngà, khó chịu sau khi sử dụng. Vậy tại sao uống cà phê bị say? Làm cách nào để xử lý khi bị say cà phê? Hãy cùng Nhà Vườn Organic tìm kiếm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1.Say cà phê là gì?

tai-sao-uong-ca-phe-bi-say-1
Một số người có thể gặp tình trạng say cà phê nếu sử dụng quá nhiều

Theo các nghiên cứu trên thế giới, trong cà phê chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm vẫn thường cảm thấy khó chịu mỗi khi uống cà phê. Theo đó, chất caffeine giúp nhiều người dùng cảm thấy minh mẫn, tỉnh táo nếu uống dưới 400mg caffeine/ ngày. Mặt khác, những người uống trên 400mg caffeine/ ngày hoặc hiếm khi sử dụng cà phê thì cơ thể có thể bị nhạy cảm với các thành phần trong cà phê. 

Ngoài ra, uống cà phê nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như: co giật, rối loạn nhịp tim, mất cân bằng nội tiết tố,…

2.Tại sao uống cà phê bị say?

2.1.Do chất caffeine

Caffeine là một hoạt chất có tính kích thích và tác động lên tuyến thượng thận. Chúng giải phóng Norepinephrine (Noradrenaline) và Epinephrine (Adrenaline) – 2 chất có tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động của các hormone trong cơ thể.

Khi bạn dùng quá nhiều caffeine thì adrenaline sẽ tiết ra nhiều hơn khiến cho tim đập nhanh. Từ đó, huyết áp tăng dần, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện như: bồn chồn, căng thẳng, lo lắng, khó ngủ,…

Mặt khác, chất caffeine còn kích thích niêm mạc dạ dày tiết dịch vị axit. Nếu bạn uống cà phê khi bụng đói, bạn có có cảm giác khó chịu trong dạ dày. Lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh về dạ dày như: viêm loét, ợ hơi,… 

tai-sao-uong-ca-phe-bi-say-1
Tại sao uống cà phê bị say? Chất caffeine có trong cà phê là nguyên nhân dẫn đến tình trạng say cà phê

2.2.Độ tuổi

Những độ tuổi khác nhau sẽ có “ngưỡng” ảnh hưởng với chất caffeine khác nhau. Chẳng hạn, những người trưởng thành có thể bị say nếu dùng trên 400mg caffeine/ ngày. Đối với người trẻ dưới 16 tuổi thì ngưỡng này thấp hơn khoảng trên 100mg caffeine/ ngày.

Những người đã có tiền sử về bệnh huyết áp, tim, bệnh hô hấp thì chỉ nên dùng khoảng 100 – 150mg caffeine/ ngày. Trẻ e dưới 6 tuổi không nên sử dụng các thực phẩm chứa caffeine. Phụ nữ có thai và cho con bú dùng dưới 80 mg/ngày theo sự chỉ định của bác sĩ.

2.3.Di truyền

Say cà phê cũng liên quan đến cấu trúc ADN trong cơ thể người. Những người cùng huyết thống có thể bị di truyền chứng say cà phê. Đối với những người không có biến thể gen thì khi caffeine vào cơ thể sẽ chuyển hóa nhanh hơn nên ít say.

3.Triệu chứng say cà phê

tai-sao-uong-ca-phe-bi-say-1
Nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu, bồn chồn, lo lắng sau khi uống cà phê

Người bị say cà phê có thể gặp những triệu chứng như sau:

  • Bị ợ nóng hoặc khô miệng. 
  • Bồn chồn, lo lắng, khó chịu.
  • Da ửng đỏ, nhịp tim tăng nhanh, cảm giác căng thẳng nơi lồng ngực.

Những người có cơ địa nhạy cảm, uống nhiều cà phê có thể gặp các triệu chứng nặng như:

  • Hoa mắt, chóng mặt, khó chịu bụng, nôn mửa.
  • Tăng đường huyết cấp tính, da tái nhợt, co giật, vã mồ hôi lạnh.
  • Người bị phát ban, sưng, buồn nôn, ngứa ngáy.

4.Cách xử lý khi say cà phê?

Uống nước lọc

Khi bị say cà phê, bạn hãy cố gắng uống thật nhiều nước. Bởi vì, chất caffeine rất dễ tan trong nước. Do đó, bạn uống nhiều nước có thể ngăn chặn caffeine ngấm vào máu và giúp thải bỏ chất này qua đường bài tiết. Ngoài ra, uống nước lọc cũng giúp điều hòa lại nhịp tim, ổn định huyết áp và giảm căng thẳng khi bị say cà phê.

Uống nước cam

Nước cam có tác dụng làm loãng caffeine và bổ sung vitamin C, khoáng chất cho cơ thể. So với uống nước lọc, uống nước cam sẽ giúp bạn giải cơn say cà phê nhanh chóng hơn. Đồng thời hồi phục thể lực và cân bằng tinh thần cho bạn. 

tai-sao-uong-ca-phe-bi-say
Uống nước cam để trung hòa caffeine và giúp nhịp tim, huyết áp ổn định

Vận động nhẹ

Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp loại bỏ caffeine nhanh hơn thông qua tuyến mồ hôi và cân bằng nhịp thở, giảm lo lắng. Nếu bạn bị say cà phê, hãy vận động nhẹ nhàng khoảng 15 phút, lượng caffeine sẽ được loại bỏ hiệu quả và bạn sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

Bổ sung kẽm và magie

Chất kẽm và magie có tác dụng làm giảm những tác động của caffeine lên cơ thể. Do đó, bạn có thể bổ sung những thực phẩm có chứa 2 chất này như: bơ, chuối,… để giúp giảm tình trạng say cà phê.

Bổ sung tinh bột

Bổ sung tinh bột là một bí quyết giúp ngăn chặn tình trạng say cà phê. Khi tinh bột vào dạ dày, chúng sẽ làm caffeine không thể ngấm nhanh vào máu trong cơ thể. Bạn cũng có thể bổ sung tinh bột trước khi uống cà phê để hạn chế cơn say nhé. 

5.Bí quyết uống cà phê không say

tai-sao-uong-ca-phe-bi-say-1
Sử dụng cà phê nguyên chất để bảo vệ sức khỏe và hạn chế say cà phê

Liên hệ: 0355894009 để đặt mua cà phê Lâm Đồng nguyên chất 100%

Để hạn chế tình trạng say cà phê, khi uống cà phê bạn nên lưu ý những điều sau:

Tình trạng say cà phê là do bạn nạp quá nhiều caffeine cùng lúc vào cơ thể. Do đó, để cơ thể làm quen với caffeine bạn nên uống cà phê từ từ với lượng vừa phải và nên uống vào khoảng sau khi ăn sáng là tốt nhất.

  • Không nên sử dụng cùng lúc cà phê và rượu, bia. Các chất này khi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch. 
  • Caffeine có thể tương tác với nhiều loại thuốc làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí là khiến người dùng bị ngộ độc. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc tây thì nên kiêng cà phê.
  • Hạn chế việc sử dụng cà phê đối với người bị tim mạch, huyết áp, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Không uống cà phê khi đói sẽ làm bụng cồn cào khó chịu. 
  • Nên chọn cà phê nguyên chất không độn đậu nành, bắp. Uống cà phê nguyên chất có lợi cho sức khỏe về lâu dài.

Tại sao uống cà phê bị say? Làm sao xử lý khi bị say cà phê. Trên đây là những lời khuyên của Nhà Vườn Organic dành đến bạn đọc khi uống cà phê. Cà phê là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng tuy nhiên cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng với số lượng nhiều. Do đó, bạn hãy sử dụng cà phê một cách lành mạnh và điều độ nhé!

Bình luận