Cách trồng dưa leo

[BÍ QUYẾT] Cách trồng DƯA LEO cho quả “sai trĩu” ❤️

Có rất nhiều bạn đặt câu hỏi cho Nhà Vườn Organic về cách trồng dưa leo tại nhà như thế nào để cho hiệu quả, năng suất cao. 

Nhiều bạn cũng thắc mắc tại sao là trồng dưa leo đậu quả rất ít, ít hoa, trái dưa leo thường bị thối, rụng, ăn bị đắng,..

Để giúp các bạn giải quyết những vấn đề trên thì hôm nay Nhà Vườn Organic sẽ chia sẻ bài viết chi tiết từ A – Z [BÍ QUYẾT] Cách trồng DƯA LEO cho quả “sai trĩu” ❤️ được đúc kết từ chính kinh nghiệm làm vườn của Nhà Vườn Organic

Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

Tìm hiểu về dưa leo (dưa chuột)

Dưa leo hay còn có tên gọi khác là dưa chuột, là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.

Tác dụng của dưa leo đối với sức khỏe: Từ trước tới nay, dưa leo được xem là một loại thực phẩm cực kì tốt cho sức khỏe của chúng ta, trong dưa chuột chứa rất nhiều vitamin C – một loại vi chất giúp cho làn da bạn tươi sáng và khỏe khoắn. Hơn nữa, dưa chuột còn cung cấp nước cho cơ thể bạn (trong quả dưa chuột chứa tới 95% lượng nước). 

Cách trồng dưa leo

Một số tác dụng thần kỳ của dưa leo đó là: 

  • Bổ sung nước, Vitamin, khoáng chất cho cơ thể
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Tốt cho tim mạch
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa
  • Tốt cho thị giác
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Tốt cho tiêu hóa
  • Giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc
  • Tăng cường khả năng miễn dịch

Mùa vụ trồng dưa leo? Dưa leo trồng vào tháng mấy là tốt nhất? 

Để trồng được dưa leo đạt hiệu quả, năng suất cao thì một trong những yếu tố mà bạn cần quan tâm đó chính là mùa vụ trồng dưa leo.

Dưa leo là loài cây ưa khí hậu mát mẻ, tuy nhiên lại không chịu được sương giá của mà đông. Chính vì vậy:

  • Khu vực miền Nam: có thể trồng dưa leo quanh năm ( tháng 1 – tháng 12)
  • Khu vực miền Trung và miền Bắc thì nên trồng dưa leo vào vụ xuân (tháng 1) cho tới hết vụ thu (tháng 10).

Cách trồng dưa leo tại nhà “sai trĩu quả”

Có rất nhiều cách để trồng dưa leo như: trồng dưa leo trong chậu, trồng dưa leo trong thùng xốp, đất vườn,… chúng sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Để có thể tự mình trồng dưa leo sai trĩu quả ở nhà thì bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng dưa leo

Loại đất phù hợp để trồng dưa leo đó là đất thịt, đất phù sa,.. những loại đất có độ tơi xốp cao, giàu chất dinh dưỡng.

Đối với những gia đình sống ở khu vực đô thị, thành phố thì có thể mua đất sạch đóng gói và phối trộn thêm giá thể xơ dừa, tro trấu, phân chuồng để tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng cho đất.

Tương tự như vậy, nếu bạn sử dụng đất vườn thì phải xử lý sạch các mầm bệnh trong đất và phối trộn thêm xơ dừa, phân,…

Chuẩn bị đất trồng dưa leo

Bước 2: Chuẩn bị vị trí, chậu trồng dưa leo

Dưa leo là loại cây ưa nắng, do đó vị trí trồng phải thoáng mát, có nhiều ánh sáng chiếu vào (tối thiểu 6 tiếng / ngày).

Chậu trồng dưa leo chọn loại có kích thước phù hợp, đủ để chứa được lượng đất cần thiết cho cây. Chậu trồng phải có hệ thống lỗ thoát nước tốt, thoáng khí, có thể kê cao chậu nếu thấy cần thiết.

Bước 3: Chuẩn bị hạt giống dưa leo

Khâu lựa chọn hạt giống là vô cùng quan trọng vì đây là yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng của cây trồng sau này.

Trên thị trường có rất nhiều loại hạt giống dưa leo: dưa leo baby, dưa leo chùm, dưa leo cao sản,.. với rất nhiều thương hiệu khác nhau. Do đó bạn cần cân nhắc tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn mua hạt giống.

Chuẩn bị hạt giống dưa leo

Bước 4: Kỹ thuật ngâm hạt giống dưa leo

Hầu hết các hạt giống dưa leo bạn mua về đều đã được xử lý để bảo quản lâu hơn, do đó chúng rất lâu nảy mầm khi gieo trực tiếp xuống đất. Vì vậy bạn cần ngâm hạt giống dưa leo trước khi gieo hạt

Cách ngâm hạt giống dưa leo: Cho hạt dưa leo vào nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong vòng 4 tiếng, sau đó vớt hạt giống ra cho vào khăn ẩm ủ trong 36 – 48 tiếng cho tới khi hạt giống dưa leo nứt mầm.

Bước 5: Kỹ thuật gieo hạt giống dưa leo

Hạt giống dưa leo sau khi đã được ngâm ủ thì bạn tiến hành gieo hạt giống.

Nên gieo hạt giống vào các bầu ươm, khay nhựa, ly nhựa,… để tiện cho việc quan sát, chăm sóc.

Sau khoảng 1 tuần khi cây dưa leo có từ 3 – 4 lá thì mới tách ra chậu trồng.

Gieo hạt giống dưa leo
Ươm hạt giống dưa leo trong viên nén xơ dừa

Cách chăm sóc dưa leo tại nhà

Có thể thấy rằng kỹ thuật trồng dưa leo khá đơn giản, tuy nhiên như vậy là chưa đủ để cho dưa leo phát triển tốt nhất mà bạn cần phải quan tâm tới việc chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cho dưa leo.

Một số kỹ thuật chăm sóc dưa leo mà bạn cần chú ý như sau:

1. Tưới nước

Dưa leo là loại cây cần nhiều nước, do đó mỗi ngày bạn cần tưới 2 lần / ngày vào sáng sớm và chiều tối.

Lưu ý: Không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ gây ngập úng, chết cây.

2. Bón phân

Khi chuyển cây dưa leo sang chậu trồng 2 tuần thì bạn tiến hành bón phân cho cây.

Bón đều đặn 2 tuần / lần cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh.

Cần chú ý bổ sung thêm nhiều phân ở giai đoạn cây dưa leo ra hoa, kết trái và giai đoạn cây nuôi trái.

3. Làm giàn leo cho cây

Sau 2 tuần trồng thì dưa leo bắt đầu phát triển về chiều cao và hình thành tua cuốn, thời điểm này cần chuẩn bị giàn leo cho cây dưa leo. 

Giàn leo chỉ cần làm đơn giản, tuy nhiên phải chắc chắn để đỡ được toàn bộ cây và quả.

Làm giàn leo cho dưa leo
Làm giàn leo cho dưa leo

4. Ngắt ngọn

Mục đích: Cho dưa leo ra nhiều nhánh phụ, đậu nhiều hoa, trái.

Sau khoảng 4 – 5 tuần khi dưa leo cao khoảng 1 mét thì bạn tiến hành ngắn ngọn chính của dưa leo để cây ra nhiều nhánh phụ mới.

Nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối để tránh dưa leo mất nhiều nước.

Ngắt ngọn dưa leo
Ngắt ngọn cho dưa leo ra nhiều nhánh phụ

5. Khoanh gốc cho dưa leo

Chắc chắn nhiều bạn sẽ không biết tới kỹ thuật này, nhưng nó thực sự rất quan trọng và cần thiết khi trồng dưa leo nói riêng và họ dây leo nói chung.

Mục đích của việc khoanh gốc dưa leo: Giúp bộ rễ của cây dưa leo ra nhiều, hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Giúp rễ và gốc của dưa leo khỏe mạnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Cách khoanh gốc dưa leo: Khi cây dưa leo đạt chiều cao hơn 1 mét thì bạn tiến hành cắt bỏ hết lá từ đoạn 80cm trở xuống gốc cây. Sau đó khoanh thành hình tròn xung quanh gốc dưa leo rồi lấp đất lên trên.

6. Thụ phấn cho dưa leo

  • Dưa leo thụ phấn một phần là nhờ côn trùng ong, bướm,..
  • Bạn nên tự thụ phấn cho hoa để cây dưa leo đậu trái nhiều hơn.
  • Cách thụ phấn: Sử dụng nhụy hoa đực cọ nhẹ vào nhụy hoa cái (hoa cái là hoa có quả ở phía sau nó)
Thụ phấn cho dưa leo
Thụ phấn cho dưa leo đậu nhiều trái hơn

Phòng trừ sâu bệnh ở dưa leo

Dưa leo là loại cây dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên trong quá trình trồng dưa leo chắc chắn bạn sẽ gặp một số loại sâu bệnh phá hoại như: ruồi vàng đục quả gây thối, vàng trái non; bọ trĩ hút nhựa làm xoăn lá; sâu ăn lá; thối gốc dưa leo,…

Tùy theo các loại sâu bệnh phá hoại mà có những cách phòng ngừa như sau:

  • Ruồi vàng đục trái: Sử dụng bẫy ruồi vàng, sử dụng túi bọc trái dưa leo ngay sau khi thụ phấn.
  • Bọ trĩ: Sử dụng thuốc BVTV, DOC NEEM,…
  • Sâu ăn lá: Sử dụng thuốc BVTV, phun dung dịch gừng – tỏi – ớt,…
  • Thối gốc dưa leo: Sử dụng vôi hoặc nấm Trichoderma pha loãng tưới cho cây.

Cách để trồng dưa leo cho nhiều trái

Một trong những bí mật mà các nhà vườn không muốn cho bạn biết khi trồng dưa leo đó chính là sử dụng CANXI BO.

Bổ sung CANXI BO vào giai đoạn dưa leo chuẩn bị ra hoa giúp kích thích cho cây ra hoa nhiều, tăng tỉ lệ đậu trái rất cao.

Vì vậy bạn nên sử dụng Canxi Bo nếu muốn dưa leo nhà mình ra nhiều hoa, đậu nhiều quả hơn nhé.

Tại sao dưa leo ăn bị đắng?

Một số bạn trồng dưa leo khi thu hoạch ăn bị đắng, lý do tại sao?

Nguyên nhân dưa leo ăn bị đắng đó chính là: do giống dưa leo, do bị côn trùng chích, do thiếu nước,…

  • Do giống dưa leo: thực tế có một số loại dưa leo có vị đắng tự nhiên, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn giống.
  • Do bị côn trùng chích: Nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy những trái dưa leo bị côn trùng chích sẽ có những vết đen và trái dưa leo phát triển không đều, tại vị trí đó dưa leo ăn sẽ bị đắng.
  • Do thiếu nước: Dưa leo cần rất nhiều nước để cung cấp cho cây và trái, việc tưới, cung cấp ít nước sẽ khiến cho trái dưa leo bị đắng.

Như vậy Nhà Vườn Organic đã chia sẻ cho bạn [BÍ QUYẾT] Cách trồng DƯA LEO cho quả “sai trĩu” ❤️. Hãy bắt tay trồng ngay cho mình một vườn dưa leo như mong ước đi nào. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này tới mọi người nhé.

Bình luận