Cải kale là loài rau ưa khí hậu mát mẻ, chúng sinh trưởng và phát triển rất tốt vào mùa xuân hay thu đông. Có nhiều bạn đặt câu hỏi là “Mình ở khu vực Sài Gòn, miền Trung có thời tiết, khí hậu nắng nóng có thể trồng cải kale được không”. Các bạn yên tâm nhé bởi vì ở bài viết này Nhà Vườn Organic sẽ hướng dẫn cách trồng cải kale chịu nhiệt cho những nơi có khí hậu nắng nóng. Đảm bảo sau khi trồng năng suất của cải kale không thua kém gì so với những nơi có khí hậu mát mẻ.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé.
1. Cách trồng cải kale chịu nhiệt
Về cơ bản thì cách trồng cải kale chịu nhiệt khá giống với những cách trồng cải kale thông thường. Điều khác biệt lớn nhất đó chính là bạn phải chọn mua được hạt giống hoặc cây giống cải kale chịu nhiệt.
Bước 1: Mua hạt giống, cây giống cải kale chịu nhiệt
Đây là bước vô cùng quan trọng vì bạn phải lựa chọn được đúng loại hạt giống, cây giống cải kale chịu nhiệt. Nên lựa chọn mua ở những đơn vị cung cấp hạt giống, cây giống uy tín chất lượng.
Mình khuyên bạn nên mua cây giống thay vì hạt giống vì tỉ lệ nảy mầm của hạt giống chịu nhiệt chưa được đánh giá cao. Trong khi đó khi mua cây giống thì bạn đã được chọn những cây to khỏe, sức sống tốt và thời gian trồng được rút ngắn.
Nếu bạn chưa biết nơi để mua cây giống cải kale chịu nhiệt uy tín thì Nhà Vườn Organic sẽ giới thiệu cho bạn một số địa chỉ mà mình thường xuyên mua. Giá cả khá rẻ và chất lượng rất tốt.
Bước 2: Chuẩn bị bầu ươm
Nếu bạn muốn thử sức với việc ươm hạt thay vì mua cây giống thì bạn phải chuẩn bị các bầu ươm để ươm hạt.
Bầu ươm có thể là các khay nhựa có chứa giá thể xơ dừa, đất hoặc các túi nilon chứa đất, cát,..
Mục đích của việc ươm hạt vào bầu ươm thay vì ươm trực tiếp xuống đất là vì để hạn chế việc côn trùng ăn hạt giống và giúp thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như theo dõi quá trình phát triển của cây con.
Bước 3: Chuẩn bị đất trồng
Do trồng ở điều kiện khí hậu thời tiết nắng nóng nên đất trồng của bạn cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng, đất tơi xốp giữ nước tốt cho cây.
Đất trồng nên lựa chọn đất thịt, đất phù sa vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước tốt.
Nên trộn thêm xơ dừa, tro trấu vào đất để tăng thêm độ tơi xốp cho đất.
Bổ sung thêm phân chuồng để hỗ trợ thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển trong thời gian đầu. Đảm bảo cho cây không bị thiếu dinh dưỡng.
Bước 4: Ươm hạt giống
Để tăng tỉ lệ nảy mầm cho hạt giống, trước khi ươm hạt bạn cho hạt giống vào ngâm trong nước ấm khoảng 3 – 5 tiếng. Sau đó bạn vớt hạt ra cho vào khăn ẩm ủ lại.
Sau 1 ngày bạn sẽ thấy hạt nứt mầm ra, lúc này bạn hãy mang chúng gieo vào những bầu ươm.
Gieo hạt cải xoăn Kale vào đất sâu 1,5 cm, phủ một lớp đất nhẹ và tưới ẩm. Sau khi gieo cần tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên, bạn chú ý không để đọng nước ở bề mặt đất.
Bước 5: Mang cây con ra đất trồng
Sau khoảng 2 – 3 tuần cây con bắt đầu phát triển lớn dần, khi chiều cao của cây con tầm 10cm có từ 3 – 4 lá thật trở lên thì bạn tiến hành mang cây con ra đất trồng.
Chôn cây con xuống đất theo từng hàng cách nhau 20cm để khi cây phát triển các tán lá không chen lấn nhau.
Nếu bạn trồng trong chậu nhỏ thì chỉ nên trồng tối đa 1 chậu 1 cây.
Sau khi mang cây con ra đất trồng bạn chú ý tưới nước thường xuyên để cây nhanh bén rễ vào đất mới.
Nên trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng, bạn nên sử dụng tấm lưới che vào những lúc mặt trời nắng gắt để đảm bảo cây không bị cháy lá.
Bước 6: Thu hoạch
Sau khoảng 2 – 3 tháng trồng thì cải kale đã có thể bắt đầu thu hoạch. Cải Kale có thể thu hoạch được rất nhiều lần trong thời gian dài. Bạn hái những lá to ở phía dưới trước và chừa lại những lá non, nhỏ phía trên để chúng tiếp tục phát triển.
Lưu ý khi hái lá xong bạn không nên tưới nước hay phân lên cây vì nấm, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cây qua những vết cắt ở những lá vừa hái.
2. Cách chăm sóc cải kale chịu nhiệt
Do trồng ở nơi có điều kiện khí hậu nắng nóng cho nên bạn cần tưới nhiều nước cho cây cải kale vào lúc trời mát. Ngày tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Nên sử dụng vòi hoa sen tưới để tưới đều và nước được ngấm từ từ để cho cây kịp hấp thụ lượng nước cần dùng.
Đối với việc bón phân thì cứ cách 2 – 3 tuần bạn hãy bổ sung thêm phân chuồng, phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Không nên bón quá nhiều để tránh việc cây trồng xót phân dẫn tới héo lá.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Nên mua hạt giống, cây giống cải Kale ở đâu?
Hiện nay trên thị trường cải kale được bày bán rất là nhiều, tuy nhiên thật giả lẫn lộn có rất nhiều đơn vị lừa đảo, bán hàng giả, kém chất lượng. Do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi mua hạt giống, cây giống nhé.
Nhà Vườn Organic sẽ giới thiệu bạn một số địa chỉ mua cây giống, hạt giống cải kale uy tín, chất lượng mà mình thường xuyên mua.
Bạn hãy tham khảo
Click mua cây giống cải kale chịu nhiệt của đơn vị uy tín trên Shopee
Cải kale có tác dụng làm đẹp da không?
Câu trả lời là có.
Thành phần alpha-lipoic acid trong cải kale có tác dụng chống lão hóa, sản sinh collagen giúp da đàn hồi và mịn màng, trắng đẹp, tươi trẻ hơn.
Bạn có thể dùng nước ép cải kale để uống hằng ngày, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp bạn làm đẹp.
Các loại sâu bệnh thường gặp ở cải Kale?
Một số loại sâu bệnh mà mình thường gặp trong quá trình trồng cải kale đó là:
- Sâu ăn lá: loại này thì khỏi phải bàn, hầu như rau nào cũng gặp phải. Nếu gặp sâu ăn lá thì bạn hãy phun dung dịch gừng – tỏi – ớt để diệt trừ nhé.
- Thối thân gốc do nấm: bệnh này làm cây hay bị chết, dấu hiệu nhận biết là phần thân của cây bị thâm đen, sờ vào bị nhũn có nhớt. Gặp trường hợp này bạn dùng dao cạo sạch phần bị đen và bôi vôi vào nhé.
Trên đây là tất cả những gì Nhà Vườn Organic muốn chia sẻ về cách trồng cải kale chịu nhiệt, cách chăm sóc cũng như địa chỉ mua hạt giống, cây giống cải kale uy tín. Nếu có điều gì thắc mắc đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho chúng tôi ở phía dưới bình luận nhé.