Sâu bệnh bắp cải ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cũng như năng suất của bắp cải. Do đó bạn phải kịp thời nhận biết các dấu hiệu sâu bệnh từ đó có cách phòng trừ, tiêu diệt triệt để để tránh sâu bệnh phát sinh lây lan ảnh hưởng tới cây trồng. Ngay ở bài viết này Nhà Vườn Organic sẽ liệt kê ra các loại sâu bệnh bắp cải thường gặp – Cách nhận biết và phòng ngừa chúng.
Các loại sâu bệnh bắp cải thường gặp:
1. Bệnh thối gốc bắp cải
Là loại bệnh thường gặp ở cây bắp cải, bệnh do nấm gây ra. Loại nấm này thường phát sinh sinh trưởng mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều úng nước.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh ban đầu là những vết nứt thối màu xám đen xuất hiện ở gốc thân cây. Dần về sau nếu không được xử lý kịp thời thì bệnh sẽ lây lan phát triển trên lá ( lá có hình đốm tròn màu nâu xám). Tiếp đó những vết thối mục sẽ lan rộng ra cả gốc thân cây bắp cải và làm cho dinh dưỡng không được dẫn tới phần trên của bắp cải, khiến bắp cải bị héo và ngã đổ. Gốc thân cây khô lại chuyển thành màu đen, có thể có viền đỏ nhẹ. Những cây bị bệnh nấm này sẽ chậm phát triển, cây sẽ nhỏ hơn những cây còn lại.
Cách phòng trừ sâu bệnh
- Thường xuyên làm sạch cỏ dại, xới đất để nấm bệnh không thể sinh sống, phát triển.
- Cải tạo, xử lý sạch đất trước khi trồng.
- Khi sử dụng phân chuồng cần phải xử lý sạch ấu trùng, vi sinh vật gây hại.
- Khi phát hiện bệnh cần phải nhổ bỏ và rắc vôi ngay vị trí cây bị bệnh.
- Khi trồng cần làm luống cao để phòng mùa mưa sẽ ngập úng nước
- Có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ sâu bệnh bắp cải: Azoxystrobin, Metalaxyl hay hỗn hợp hoạt chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)…
2. Bệnh đốm vàng ở lá bắp cải
Đây cũng là một loại sâu bệnh bắp cải do nấm phổ biến ở các vùng trồng bắp cải trên cả nước. Bệnh thích hợp ở thời tiết ẩm ướt, mát mẻ, mưa nhiều, nấm gây bệnh xâm nhập vào trong cây qua các vết thương cơ giới do mưa gió hoặc do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc hoặc do vết cắn phá của côn trùng. Bệnh có thể phá hại từ giai đoạn cây con cho đến cây đã cuốn bắp, do đó bạn cần nhận biết và phòng trừ nhanh chóng.
Dấu hiệu nhận biết
- Ở cây con: bệnh thường xuất hiện ở lá và thân non. Bệnh có màu đen, hình tròn hoặc hình bất định. Bệnh có thể làm chết cây con.
- Ở cây đã lớn: vết bệnh hình thành trên lá hình tròn, có nhiều vòng đồng tâm màu nâu nhạt, hoặc nâu sẫm, xung quanh có thể có quầng vàng. Vết bệnh lớn, đường kính có khi đến 1cm, nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình bất định.
- Khi gặp trời ẩm ướt, trên mặt vết bệnh thường hình thành lớp nấm mốc màu đen. Bệnh có thể xuất hiện ở cả giai đoạn sau thu hoạch, trong thời kỳ vận chuyển và bảo quản bắp cải trong kho làm lá bắp thối.
Cách phòng trừ sâu bệnh
- Thường xuyên làm sạch cỏ dại, xới đất để nấm bệnh không thể sinh sống, phát triển.
- Cải tạo, xử lý sạch đất trước khi trồng.
- Khi sử dụng phân chuồng cần phải xử lý sạch ấu trùng, vi sinh vật gây hại.
- Khi phát hiện bệnh cần phải nhổ bỏ và rắc vôi ngay vị trí cây bị bệnh.
- Dùng các loại hoạt chất sau để phòng trừ như Azoxystrobin, Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)…
3. Bệnh thối nhũn bắp cải do vi khuẩn
Loại sâu bệnh bắp cải này là do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn tồn tại ở tàn dư cây bệnh trong đất và trong cơ thể một số loài côn trùng, dụng cụ canh tác cùng 1 số loài ký chủ phụ trên đồng ruộng. Vi khuẩn lây lan nhờ nước, côn trùng (rệp, bọ nhảy, sâu hại…) và hoạt động của con người, chúng xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá. Bệnh thối nhũn phát sinh, phát triển mạnh ở đất trồng cải đã nhiễm bệnh vụ trước, ruộng không thoát nước.
Dấu hiệu nhận biết
Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo thành những đốm mọng nước, sau đó thối và nhũn. Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên phía trên làm cho cả lá bị vàng và thối nhũn. Các lá phía trên cũng có thể bị bệnh và cả cây bị thối. Khi cây bị bệnh, các tế bào trở nên mềm, có nước và nhớt, có mùi lưu huỳnh.
Cách phòng trừ sâu bệnh
- Thường xuyên làm sạch cỏ dại, xới đất để nấm bệnh không thể sinh sống, phát triển.
- Cải tạo, xử lý sạch đất trước khi trồng.
- Khi sử dụng phân chuồng cần phải xử lý sạch ấu trùng, vi sinh vật gây hại.
- Khi phát hiện bệnh cần phải nhổ bỏ và rắc vôi ngay vị trí cây bị bệnh.
- Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm, trong điều kiện mùa mưa cần tăng cường bón Kali.
- Có thể phòng bệnh bằng một số loại thuốc gốc đồng.
4. Bệnh cháy lá vàng ở bắp cải
Loại sâu bệnh bắp cải này do vi khuẩn gây ra, phổ biến ở những nơi có khí hậu nóng ẩm. Cây trồng bị hại suốt mọi giai đoạn sinh trưởng và trông giống như hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Cây con bị nhiễm bệnh sẽ bị vàng, các lá dưới bị rụng và cây có thể bị chết.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh gây hại phổ biến ở cây giống và cây đã lớn, vết bệnh có màu vàng, hình chữ V xuất hiện trên rìa lá với mũi nhọn hướng vào trong, những vết bệnh này lan dần vào giữa lá. Diện tích bị nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu, các mô cây bị chết. Gân lá ở những vùng bị nhiễm chuyển màu đen có thể nhìn thấy khi cắt lá. Lá của những cây giống nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng và rụng trước khi cây lớn.
Cách phòng trừ sâu bệnh
- Thường xuyên làm sạch cỏ dại, xới đất để nấm bệnh không thể sinh sống, phát triển.
- Cải tạo, xử lý sạch đất trước khi trồng.
- Khi sử dụng phân chuồng cần phải xử lý sạch ấu trùng, vi sinh vật gây hại.
- Khi phát hiện bệnh cần phải nhổ bỏ và rắc vôi ngay vị trí cây bị bệnh.
- Có thể phòng bệnh bằng một số loại thuốc gốc đồng.
Xem thêm: Cách trồng bắp cải trong thùng xốp, bắp to, cuộn chắc.
5. Bệnh rệp, rầy mềm ở bắp cải
Dấu hiệu nhận biết
Cả rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây trồng, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus. Thời tiết nóng khô thuận lợi cho rệp phát triển.
Cách phòng trừ sâu bệnh
- Thường xuyên làm sạch cỏ dại, xới đất để nấm bệnh không thể sinh sống, phát triển.
- Cải tạo, xử lý sạch đất trước khi trồng.
- Khi sử dụng phân chuồng cần phải xử lý sạch ấu trùng, vi sinh vật gây hại.
- Khi phát hiện bệnh cần phải nhổ bỏ và rắc vôi ngay vị trí cây bị bệnh.
- Cày lật đất sớm để diệt rệp.
- Tưới nước, giữ ẩm cho cây trồng trong mùa khô.
- Sử dụng các thuốc có hoạt chất Pymetrozine…
6. Sâu xanh ăn lá
Dấu hiệu nhận biết
Sâu được hình thành do bướm đẻ trứng nở ra, bướm trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng quả trên lá. Sâu non mới nở gặm ăn chất xanh và để lại màng lá trắng mỏng, sống thành từng cụm. Sâu tuổi lớn phân tán, ăn khuyết lá để lại gân làm cây xơ xác. Sâu xanh bướm trắng phát sinh mạnh trong những tháng ít mưa.
Cách phòng trừ sâu bệnh
- Thường xuyên làm sạch cỏ dại, xới đất để nấm bệnh không thể sinh sống, phát triển.
- Dùng vợt bắt bướm, ngắt nhộng trên lá, thu dọn và hủy bỏ tàn dư cây trồng.
- Luân phiên sử dụng một số loại thuốc sau: Emamectin; Lufenuron và hỗn hợp có hoạt chất (Chlorantraniliprole + Abamectin)…
KẾT LUẬN: Ở trên là toàn bộ những sâu bệnh bắp cải thường gặp và cách nhận biết phòng ngừa chúng. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời các sâu bệnh bắp cải trong quá trình canh tác. Chúc bạn thành công!