[BÍ QUYẾT] Cách nhận biết & Phòng ngừa sâu bệnh ở dưa lưới ❤️️

Đối với những bạn mới bắt đầu trồng dưa lưới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì khó khăn lớn nhất đó là không nhận biết và phòng trừ kịp thời SÂU BỆNH Ở DƯA LƯỚI. Do đó rất dễ dẫn tới thất bại.

Nếu bạn cũng đang gặp những khó khăn về vấn đề trên thì bài viết này dành cho bạn.

Ở bài viết này Nhà Vườn Organic sẽ chia sẻ cho bạn Cách nhận biết & Phòng ngừa SÂU BỆNH ở dưa lưới ❤️️. Từ đó bạn sẽ kịp thời trong việc cứu cây dưa lưới của mình.

Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

Các loại sâu bệnh ở dưa lưới thường gặp nhất

1. Bệnh héo lá ở dưa lưới

Dấu hiệu nhận biết: Xảy ra ở giai đoạn cây con đến cây trưởng thành, cây dưa lưới bị bệnh thân cây và lá sẽ héo rũ xuống và chết trong vài ngày.

Nguyên nhân: Có 1 số nguyên nhân dẫn tới bệnh héo lá dưa lưới như sau:

  • Cây dưa lưới thiếu nước.
  • Do bón quá nhiều phân 1 lúc dẫn tới cây dưa lưới bị sốc phân và héo lá
  • Do vi khuẩn nấm Fusarium sp: Tồn tại trong đất, gây bệnh cho cây bằng cách xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá qua các vết thương cơ giới do quá trình chăm sóc (nhổ cây khi trồng đại trà); quá trình vun xới làm tổn thương rễ hoặc do côn trùng, tuyến trùng gây hại tạo các vết thương hở. 
sau-benh-o-dua-luoi
Bệnh héo lá ở dưa lưới

Cách phòng trừ: 

Đối với trường hợp do cây dưa lưới thiếu nước, thì vào lúc chiều mát bạn bổ sung thêm nước cho cây là được.

Với trường hợp do bón phân quá nhiều dẫn tới són phân, bạn nên lấy phân ra, tiến hành tưới nhiều nước để rửa trôi phân.

Trường hợp cho vi khuẩn, nấm gây ra: 

  • Tiến hành nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh, làm sạch cỏ dại xung quanh để tránh bệnh lây lan.
  • Dùng vôi bột rải lên bề mặt đất để phòng tránh lây lan.
  • Nên sử dụng nấm đối kháng Trichoderma tưới vào gốc để diệt trừ nấm bệnh còn lại.
  • Trước khi trồng dưa lưới đất trồng cần được xử lý sạch các ấu trùng, vi khuẩn có hại bằng cách trộn vôi bột phơi nắng 2 ngày. Sau đó tiếp tục trộn với nấm đối kháng Trichoderma để ngăn ngừa nấm, bệnh tuyến rễ phát sinh.

CLICK MUA NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA UY TÍN TRÊN SHOPEE

2. Bệnh phấn trắng ở dưa lưới

Dấu hiệu nhận biết: Xuất hiện các đốm trắng xám nhỏ ở bề mặt lá dưa lưới, sau đó lan rộng ra toàn bộ lá, thân, ngọn,.. cản trở quá trình quang hợp của cây khiến dưa lưới chết dần.

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Erysiphe cichoracearum De Candolle gây ra. Trong thời kỳ sinh trưởng, bệnh lây lan nhanh bằng bào tử nhờ không khí và gió. Bào tử phân sinh nảy mầm thuận lợi ở nhiệt độ 20 – 24 oC và độ ẩm không khí cao. Tuy vậy, bệnh vẫn có thể phát triển được trong điều kiện khô hạn. Sợi nấm và quả thể bảo tồn trên tàn dư cây bệnh.

sau-benh-o-dua-luoi
Các đốm trắng xuất hiện ở dưa lưới

Cách phòng ngừa:  

Ngay khi vừa phát hiện các đốm trắng xám trên lá cần tiến hành cắt bỏ những lá bị nhiễm bệnh để tránh lây lan.

Sử dụng chế phẩm sinh học phun cho lá để điều trị và ngăn ngừa bệnh phát sinh.

Nên sử dụng sản phẩm Dầu neem oil DOC NEEM để phun cho cây vì đây là sản phẩm sinh học, hoàn toàn không độc hại, an toàn.

CLICK MUA DẦU NEEM OIL UY TÍN TRÊN SHOPEE

3. Bệnh nứt thân, gốc ở dưa lưới

Dấu hiệu nhận biết: Ở thân, gốc xuất hiện các vết nứt kéo dài, có chảy mủ nhựa màu nâu đen.

Trên vùng bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau đổi thành màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài và chảy nhựa nhiều hơn, trên đó có những hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử nấm) làm cả cây có thể bị khô chết.

sau-benh-o-dua-luoi

Nguyên nhân: Do nấm bệnh gây nên hoặc do bón quá nhiều phân đạm.

Cách phòng trừ: Sử dụng vôi bột bôi vào những vết nứt để tránh các mầm bệnh, vi khuẩn nấm xâm nhập vào gây hại cho cây.

4. Bọ trĩ

Dấu hiệu nhận biết: Bọ trĩ thường xuất hiện gây hại trên bề mặt lá, chúng có màu đen, dài từ 1 – 2 mm, còn trứng bọ trĩ lại có màu trắng sữa, đến khi nở trứng thì có màu vàng nhạt.

Bọ trĩ hút nhựa, chất dinh dưỡng của lá khiến lá xoăn lại ( đây cũng là một dấu hiệu để nhận biết bọ trĩ phá hoại)

sau-benh-o-dua-luoi
Bọ trĩ phá hoại dưa lưới

Cách phòng trừ: Khi phát hiện có bọ trĩ, nếu trường hợp có ít thì hãy cắt bỏ toàn bộ những lá bị bị trĩ.

Sử dụng chế phẩm sinh học phun cho lá để điều trị và ngăn ngừa bệnh phát sinh.

Nên sử dụng sản phẩm Dầu neem oil DOC NEEM để phun cho cây vì đây là sản phẩm sinh học, hoàn toàn không độc hại, an toàn.

CLICK MUA DẦU NEEM OIL UY TÍN TRÊN SHOPEE

5. Bệnh vàng trái, thối trái ở dưa lưới

Dấu hiệu nhận biết: Thường xuất hiện ở giai đoạn trái non, quả dưa lưới xuất hiện màu vàng, kiểm tra kỹ sẽ thấy vết đen ngay ở quả. Sau vài ngày quả dưa lưới sẽ bị thâm, thối toàn bộ.

sau-benh-o-dua-luoi

Nguyên nhân: Chưa được thụ phấn hoặc do ruồi vàng chích.

Cách phòng trừ: Tự mình thụ phấn cho dưa lưới khi tới giai đoạn ra hoa. Sau khi thụ phấn thì sử dụng túi bọc quả lại để tránh ruồi vàng đục phá.

Có thể mua dụng cụ bẫy ruồi vàng treo lên để dẫn dụ ruồi vàng. Cách làm này rất hiệu quả mà lại an toàn.

6. Nhện đỏ

Dấu hiệu nhận biết: Nhện đỏ có kích thước khá nhỏ, phải quan sát kỹ sẽ thấy chúng tập trung rất nhiều trên bề mặt lá. Nhện đỏ có màu đỏ nâu, đẻ trứng ấu trùng ngay trên lá, chúng hút nhựa, dinh dưỡng của lá cây. 

Khi bị nhện đỏ tấn công lá cây sẽ xuất hiện những đốm nâu vàng sau đó lan rộng ra và cuối cùng lá sẽ chết.

sau-benh-o-dua-luoi

 

Cách phòng trừ: 

Kiểm tra thường xuyên, nếu mật số nhện ít không cần phun thuốc vì có rất nhiều loài thiên địch ngoài tự nhiên có thể tiêu diệt nhện đỏ như: bù lạch 6 chấm, bọ rùa, bọ xít nhỏ,…

Nên sử dụng sản phẩm Dầu neem oil DOC NEEM để phun cho cây vì đây là sản phẩm sinh học, hoàn toàn không độc hại, an toàn.

CLICK MUA DẦU NEEM OIL UY TÍN TRÊN SHOPEE

Trên đây là một số loại sâu bệnh ở dưa lưới thường gặp và cách phòng trừ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích bạn trong quá trình trồng dưa lưới. Chúc bạn thành công.

Bình luận