“Một tách cà phê buổi sáng mang một niềm hứng khởi và sức mạnh mà tách trà buổi chiều hay buổi tối không thể nào mang lại được như thế.”
Có thể nói rằng, cà phê không chỉ là thức uống mà còn gắn liền với thói quen của nhiều người trên thế giới hiện nay. Nếu uống cà phê điều độ, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe của mình. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà Vườn Organic điểm qua 20 lợi ích của cà phê đã được khoa học chứng minh nhé!
1. Thông tin cà phê
Cà phê là loại thức uống được chế biến từ quả cà phê chín. Quả cà phê sẽ được xử lý, rang xay, ủ trước khi tạo ra thành phẩm cho thực khách thưởng thức. Cà phê hiện nay được trồng nhiều ở Việt Nam và có nhiều chủng loại khác nhau. Ở nước ta chủ yếu có 3 loại chính: Robusta (Cà phê vối) , Lyberica (Cà phê mít), Arabica (Cà phê chè),… Những vùng trồng cà phê nổi tiếng kể đến như: Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk, Sơn La,…
Cà phê được trồng lần đầu tiên ở những quốc gia Ả Rập và châu Phi. Brazil là đất nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê trong nhiều năm liền. Theo sau đó lần lượt là Việt Nam, Colombia, Indonesia, Mexico, Ấn Độ,…
Theo thống kê, Phần Lan là đất nước uống cà phê nhiều nhất trên thế giới. Trung bình mỗi người sử dụng khoảng 11,3kg cà phê/ mỗi năm tương đương khoảng 5 tách cà phê/ mỗi ngày. Còn Hoa Kỳ là đất nước tiêu thụ cà phê lớn nhất. Trung bình mỗi người Mỹ sẽ sử dụng khoảng 4,8kg cà phê/ mỗi năm tương đương 1,8 tách/ mỗi ngày.
Liên hệ: 0355894009 để đặt mua cà phê Lâm Đồng nguyên chất 100%
2. Thành phần và tính chất của cà phê
Một hạt cà phê nguyên chất chứa rất nhiều thành phần kể đến như: Glucid, Protein, chất thơm, Lipid, Alcaloid, Caffeine cùng một số loại khoáng chất khác. Cà phê sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe nếu người dùng tiêu thụ ở một lượng vừa phải.
- Glucid: Chiếm 50% trên tổng lượng chất khô. Glucid là tác nhân chính giúp cà phê lên màu và tạo ra vị caramen. Trong quá trình thủy phân enzyme và axit hữu cơ, đường saccharose trong cà phê bị caramen hóa. Điều này giải thích cho vì sao cà phê lại có màu nâu đen đặc trưng.
- Protein: Hàm lượng Protein trong cà phê không cao nhưng lại đóng vai trò đặc biệt trong quá trình tạo hương vị cà phê. Trong quá trình thủy phân, các Axit Amin ở dạng tự do được giải phóng và tác dụng với nhau tạo nên vị và mùi đặc trưng của cà phê.
- Lipid: Lipid chiếm khoảng 10-13% chủ yếu ở dạng sáp và dầu. Trong quá trình rang xay, lipid ở nhiệt độ cao đã bị biến đổi tạo ra mùi thơm cho cà phê.
- Chất thơm: Chất thơm chiếm một phần nhỏ trong thành phần cà phê. Chúng được tích lũy theo thời gian, khí hậu, thổ nhưỡng nơi trồng. Đặc biệt, độ cao là một trong những yếu tố quyết định về mùi thơm của cà phê. Cà phê được trồng càng cao thì thành phẩm hạt lại tốt hơn.
- Caffeine: Chiếm từ 1-3% thành phần cà phê. Caffeine có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng. Nếu sử dụng với một lượng vừa phải, Caffeine sẽ giúp tinh thần minh mẫn, tăng sự tập trung. Ngược lại, nếu lạm dụng Caffeine có thể khiến người dùng bị say hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
- Khoáng chất: Chiếm khoảng 3-5% thành phần cà phê. Các khoáng chất thường thấy trong cà phê gồm có: Nitơ, Magie, Kali, Photpho, Clo,… Khoáng chất sẽ làm giảm hương vị cà phê nên lượng khoáng càng thấp thì chất lượng cà phê càng tốt.
3. 20 lợi ích của cà phê đã được khoa học chứng minh
3.1. Cà phê giúp tăng khả năng tập trung
Caffeine trong cà phê có tác dụng giúp tăng sự tập trung, tỉnh táo. Khi chúng ta mệt, làm việc nhiều nhiều thì não bộ sẽ tiết ra một chất gọi là “Adenosine” gây buồn ngủ. Nếu lúc này bạn uống cà phê, Caffeine sẽ chiếm chỗ của “Adenosine” và khiến bạn tỉnh táo hơn. Do đó, những người thường xuyên hoạt động trí óc sẽ lựa chọn uống cà phê để giúp đầu óc tập trung hiệu quả hơn.
3.2. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Từ lâu, lợi ích của cà phê đã được biết đến với tác dụng ổn định đường huyết. Chất Caffeine đã được khoa học chứng minh là có tác dụng trong việc cân bằng lượng Insulin mà cơ thể tiết ra. Sử dụng cà phê hàng ngày còn giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và giảm tối đa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Theo thống kê, 1 người trưởng thành dùng khoảng 4 ly cà phê/ 1 ngày sẽ làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3.3. Giảm cân
Caffeine trong cà phê tham gia vào quá trình trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa, calo trong cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, 1 cốc 100 gram cà phê đen có khả năng đốt cháy 2,55 Cal đồng thời hỗ trợ lợi tiểu, thanh lọc, giảm mỡ thừa và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Nếu bạn muốn giảm cân, hãy sử dụng cà phê đều đặn vào mỗi ngày buổi sáng sớm nhé.
3.4. Hỗ trợ bệnh Alzheimer
Những dưỡng chất trong cà phê có tác dụng trong việc cải thiện trí nhớ, thần kinh hiệu quả. Điều này sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (bệnh suy giảm trí nhớ). Sử dụng cà phê hàng ngày sẽ giúp trí nhớ của bạn được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, lưu ý không nên quá lạm dụng cà phê nhé.
3.5. Giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson
Parkinson là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm khiến các dây thần kinh bị thoái hóa. Theo nghiên cứu, những người có thói quen uống cà phê sẽ giảm nguy cơ mắc căn bệnh này. Chất Caffeine có tác dụng tăng sức đề kháng và giảm lão hóa thần kinh nghiệm quả.
3.6. Tăng khả năng tình dục
Sử dụng cà phê với hàm lượng Caffeine vừa phải có thể cải thiện khả năng tình dục ở nam giới như: khắc phục tình trạng không thể cương cứng, liệt dương, di tinh, xuất tin sớm,… Thời điểm sử dụng cà phê tốt nhất là trước 1 – 2 tiếng khi quan hệ.
3.7. Điều trị bệnh hen suyễn
Các dòng thuốc điều trị hen suyễn được chỉ định đều có thêm thành phần Caffeine. Do đó, nếu bạn sử dụng cà phê hàng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh hen suyễn một cách hiệu quả và bền vững nhất.
3.8. Phòng ngừa bệnh xơ gan
Lợi ích của cà phê không thể bỏ qua đó chính là ngăn ngừa bệnh xơ gan. Uống cà phê thường xuyên rất tốt cho những người bị bệnh xơ gan. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, những người thường xuyên sử dụng cà phê hoặc những thực phẩm có chứa Caffeine có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan đến 80%.
3.9. Giảm nguy cơ đột quỵ
Cà phê có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch và huyết áp. Như vậy, sử dụng cà phê thường xuyên có thể giúp chống những cơn đột quỵ, hỗ trợ tuần hoàn máu, ngăn ngừa tai biến mạch máu não và xơ vữa động mạch.
3.10. Giảm đau đầu
Caffeine trong cà phê có tác dụng làm giảm các cơn đau đầu. Sử dụng chất Caffeine thường xuyên giúp các mạch máu giãn nở, nhanh chóng trở lại kích thước bình thường. Do đó, sử dụng cà phê hàng ngày sẽ giúp bạn giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình học tập và làm việc.
3.11. Giải tỏa Stress
Làm việc trong thời gian dài có thể khiến bạn phải chịu áp lực, căng thẳng, stress. Sử dụng cà phê có thể giúp bạn giảm cảm giác lo âu, bồn chồn. Thành phần Dopamine và Serotonin trong cà phê đóng vai trò giải stress, cung cấp năng lượng cho não bộ.
3.12. Tốt cho hệ tim mạch
Sử dụng cà phê hàng ngày giúp ngăn ngừa tích tụ Cholesterol tại thành mạch, bảo vệ tim mạch hiệu quả. Thành phần Caffeine còn có tác dụng ổn định huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Do đó, sử dụng cà phê thường xuyên theo đúng liều lượng phù hợp có thể ngăn các bệnh lý về tim mạch.
3.13. Chống trầm cảm
Theo một nghiên cứu từ trường đại học Harvard, phụ nữ uống trung bình 4 cốc cà phê mỗi ngày sẽ giúp giảm 20% nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và 53% nguy cơ tự tử. Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Thưởng thức cà phê mỗi ngày chính là một cách cân bằng tâm trí an toàn, hiệu quả nhất.
3.14. Cải thiện hoạt động thể chất
Chất Caffeine không chỉ có tác dụng đến tinh thần mà còn góp phần cải thiện hoạt động thể chất. Caffeine giúp tăng lượng Adrenaline có trong máu. Adrenaline là một loại hormon tham gia vào quá trình vận động của cơ thể. Theo nghiên cứu, uống cà phê trước khi tập luyện có thể giúp cải thiện hoạt động thể chất từ 11 – 12%.
3.15. Cà phê giúp sáng mắt
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần Axit Chlorogenic (CLA) trong cà phê có tác dụng trong việc ngăn ngừa những tổn thương võng mạc. Axit Chlorogenic (CLA) hoạt động giống như một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe cho mắt.
3.16. Phòng ngừa bệnh đa xơ cứng
Đa xơ cứng là bệnh rối loạn tủy sống và não bộ, nghiêm trọng hơn là làm giảm chức năng dây thần kinh bại liệt. Chất Caffeine có tác dụng ức chế và ngăn ngừa viêm dây thần kinh, phòng ngừa bệnh đa xơ cứng hiệu quả.
3.17. Giảm tỷ lệ tử vong
Sử dụng cà phê có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh từ đó làm giảm tỷ lệ tử vong. Các bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch cùng những vấn đề nghiêm trọng khác đến sức khỏe.
3.18. Tăng cường trao đổi chất
Trong cà phê có chứa thành phần Vitamin B giúp cân bằng hóc môn, tăng cường hiệu quả trao đổi chất giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
3.19. Phòng ngừa ung thư
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng cà phê hàng ngày có thể góp phần phòng ngừa bệnh ung thư. Chất Caffeine có tác động lớn đến sức khỏe của con người. Nếu bạn sử dụng khoảng 3 – 5 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp phòng tránh các hơn 20 loại ung thư khác nhau như: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư da, ung thư vú,…
3.20. Trị bệnh sỏi thận
Theo nghiên cứu lâm sàng, sử dụng cà phê có tác dụng trong việc giảm lượng Cholesterol bên trong thành mật dạ dày. Những người thường tiêu thụ cà phê có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận đến 30%.
Trên đây là tổng hợp 20 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe của con người. Cà phê mang đến nhiều lợi ích tích cực nếu bạn sử dụng cà phê nguyên chất cùng hàm lượng vừa phải. Ngược lại, nếu bạn sử dụng cà phê kém chất lượng, lạm dụng cà phê có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe.